Quảng Trạch:

Sôi nổi lễ hội cầu ngư của làng biển Cảnh Dương

  • 12:01 | Chủ Nhật, 05/02/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sau 2 năm bị cắt giảm giảm quy mô do dịch Covid-19, sáng 5/2 (tức ngày 15 tháng giêng), lễ hội cầu ngư truyền thống ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) đã tổ chức sôi nổi với đầy đủ phần lễ và phần hội. 
 
Tham dự lễ cầu ngư và ra quân quân đánh bắt hải sản năm 20223 của xã Cảnh Dương có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; huyện Quảng Trạch cùng đông đảo người dân và du khách.
Rước ảnh Bác Hồ trong lễ hội cầu ngư ở làng biển Cảnh Dương.
Rước ảnh Bác Hồ trong lễ hội cầu ngư ở làng biển Cảnh Dương.
Là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội cầu ngư truyền thống được xã Cảnh Dương tổ chức hàng năm với quy mô lớn, đồng thời để phát động ra quân khởi đánh bắt hải sản mở đầu cho một mùa biển mới.
 
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng sớm ngày 5/2, trong tiết trời mùa xuân, đông đảo ngư dân và du khách thập phương đã tập trung về xã Cảnh Dương để tham gia lễ hội cầu ngư. Sau 2 năm bị cắt giảm quy mô do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội năm nay diễn ra trong không khí linh thiêng của phần lễ và vui nhộn, sôi nổi của phần hội.
Rước kiệu Thần Hoàng từ Đình thờ Tổ về Linh Ngư Miếu.
Rước kiệu Thần Hoàng từ đình thờ Tổ về Linh Ngư miếu.
Lễ hội cầu ngư truyền thống của làng biển Cảnh Dương bắt đầu bằng lễ xin rước Thần hoàng về dự lễ cầu ngư tại đình thờ Tổ; tiếp đó rước kiệu Thần hoàng từ đình thờ Tổ về Linh Ngư miếu, nơi thờ 2 bộ xương cá voi khổng lồ mà người dân thường gọi là cá Ông và cá Bà để làm lễ cầu ngư. 
 
Ông Nguyễn Ngọc Tiếp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cảnh Dương cho biết, theo tục truyền, vào năm 1806 Đức Bà và năm 1818 Đức Ông vào tại làng biển Cảnh Dương được bà con ngư dân chôn cất, thờ phụng và lưu truyền đến nay. Ngư dân quan niệm cá voi là loài cá đã nhiều lần trợ giúp để tàu thuyền của họ không bị chìm trong gió bão.
Nghi thức tế Thần Ngư trong lễ hội cầu ngư ở Cảnh Dương.
Nghi thức tế Thần Ngư trong lễ hội cầu ngư ở Cảnh Dương.
Trong lễ hội cầu ngư ở Cảnh Dương, phần nghi lễ quan trọng nhất là dâng hương và đọc văn tế Thần Ngư. Một vị cao niên có uy tín nhất được dân làng cử lên. Bài văn tế thể hiện sự biết ơn việc che chở, nâng đỡ của cá Ông và cá Bà đối với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời nguyện cầu mong muốn về một mùa biển yên bình, bội thu. Kết thúc phần lễ là phần hội với màn múa hát dân ca và biểu diễn “múa bông chèo cạn” đặc sắc. 
 
Theo Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Dương Trần Trung Thành, cầu ngư ở Cảnh Dương là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần gắn kết cộng đồng. Đây cũng là dịp đẩy mạnh tuyên truyền, động viên ngư dân tích cực sản xuất, khai thác hải sản, phát triển kinh tế biển. 
Đông đảo ngư dân và du khách tham dự lễ hội.
Đông đảo ngư dân và du khách tham dự lễ hội.
Tại buổi lễ, Liên đoàn Lao động tỉnh; huyện Quảng Trạch và Đồn Biên phòng Roòn trao tặng cho các ngư dân, chủ tàu hàng trăm lá cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ để động viên tinh thần hăng hái vươn khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Cảnh Dương là làng biển nổi tiếng của tỉnh, có đội tàu cá với hơn 650 chiếc, trong đó, có hơn 350 tàu cá tham gia đánh bắt ở vùng xa bờ. Đời sống ngư dân trong những năm gần đây được nâng cao nhờ nghề biển được phát huy. Trong năm 2022, sản lượng đánh bắt hải sản của xã Cảnh Dương đạt 4.260/3.750 tấn, đạt 113,6% kế hoạch. 
 
Gần đây, làng biển giàu truyền thống này còn được biết tới nhiều hơn bởi làng có bức tranh bích họa đẹp mắt, có phong cảnh đẹp. Cảnh Dương đang từng bước được xây dựng thành làng văn hóa, du lịch vùng biển của tỉnh Quảng Bình.
 
Một số hình ảnh tại lễ hội cầu ngư của làng biển Cảnh Dương:
Phan Phương

tin liên quan

Báo chí cần nhanh hơn, nhạy hơn, chuyên nghiệp hơn và sát thực tiễn hơn

Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Báo Nhân Dân tổ chức Hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân Quý Mão 2023 - hoạt động truyền thống đầu năm mới của những người làm báo trong cả nước.
 

Nét mới trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21

Sau ba năm gián đoạn bởi dịch Covid-19 không thể tổ chức tập trung, Ngày thơ Việt Nam sẽ trở lại với nhiều sự kiện và nét mới vào Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, tức ngày 5/2/2023.

Bao nhiêu sắc biếc đong đầy cho nhau

(QBĐT) - Thời gian nghệ thuật thường không trùng với thời gian vật lý/tự nhiên. Thời gian vật lý/tự nhiên luôn đổi thay, vận động theo chiều quay của đồng hồ, theo thứ tự các mùa trong năm.