KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN PCI TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2021
(QBĐT) - PCI là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Năm 2021, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực thực hiện các chỉ số thành phần PCI và đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể như sau:
1.Chi phí gia nhập thị trường
- Điểm số: 6,42
- Trung vị của cả nước: 6,88
- Xếp hạng: 49/63
- Năm 2021, chỉ số gia nhập thị trường giảm 1,34 điểm và giảm 17 bậc so với năm 2020, xếp thứ 49/63 với 12/19 chỉ tiêu chưa tốt.
2.Chi phí tiếp cận đất đai
- Điểm số: 5,94
- Trung vị của cả nước: 7,06
- Xếp hạng: 61/63
- Năm 2021, chỉ số tiếp cận đất đai giảm 0,26 điểm và giảm 13 bậc so với năm 2020, xếp thứ 61/63 với 11/14 chỉ số chưa tốt.
3.Chỉ số Tính minh bạch
- Điểm số: 6,79
- Trung vị của cả nước: 6,02
- Xếp hạng: 8/63.
- Năm 2021, chỉ số tính minh bạch tăng 0,99 điểm và tăng 27 bậc so với năm 2020, xếp thứ 8/63 với 11/17 chỉ tiêu chưa tốt.
4.Chi phí thời gian
- Điểm số: 6,42
- Trung vị của cả nước: 7,46
- Xếp hạng: 57/63.
- Năm 2021, chỉ số chi phí thời gian giảm 0,51 điểm và giảm 4 bậc so với năm 2020, xếp thứ 57/63 với 14/14 chỉ tiêu chưa tốt (thấp hơn trung vị của cả nước).
5.Chỉ số chi phí không chính thức
- Điểm số: 5,84
- Trung vị của cả nước: 7,06
- Xếp hạng: 58/63
- Năm 2021, chỉ số chi phí không chính thức tăng 0,89 điểm và tăng 5 bậc so với năm 2020, xếp thứ 58/63 với 15/16 chỉ tiêu chưa tốt.
6.Chỉ số cạnh tranh bình đẳng
- Điểm số: 3,72
- Trung vị của cả nước: 5,99
- Xếp hạng: 63/63
- Năm 2021, chỉ số chi phí cạnh tranh bình đẳng giảm 1,31 điểm và giữ nguyên thứ hạng so với năm 2020 là 63/63 trong đó có 11/11 chỉ tiêu chưa tốt.
7. Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền.
- Điểm số: 6,75
- Trung vị của cả nước: 6,82
- Xếp thứ: 36/63.
- Năm 2021, chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tăng 1,56 điểm và tăng 25 bậc so với năm 2020, xếp thứ 36/63 với 6/9 chỉ tiêu chưa tốt.
8. Chỉ số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
- Điểm số: 6,31
- Trung vị của cả nước: 6,85
- Xếp hạng: 46/63.
- Năm 2021, chỉ số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm 0,59 điểm và giảm 38 bậc so với năm 2020, xếp thứ 46/63 với 10/13 chỉ tiêu chưa tốt.
9. Chỉ số Đào tạo lao động
- Điểm số: 5,78
- Trung vị của cả nước: 5,81
- Xếp hạng: 35/63
- Năm 2021, chỉ số đào tạo lao động giảm 1,12 điểm và giảm 27 bậc so với năm 2020 xếp thứ 35/63 trong đó có 8/11 chỉ tiêu chưa tốt.
10. Chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự
- Điểm số: 5,92
- Trung vị của cả nước: 7,91
- Xếp hạng: 61/63
- Năm 2021, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự tăng 0,75 điểm và tăng 02 bậc so với năm 2020, xếp thứ 61/63 với 15/18 chỉ tiêu chưa tốt.
Để cải thiiện và nâng cao điểm số, thứ hạng các chỉ số thành phần PCI năm 2022, tỉnh Quảng Bình đã triển khai một số giải pháp tổn thể sau:
- Lãnh đạo UBND các cấp tăng cường, đẩy mạnh thực chất phân cấp, phân quyền, giảm bớt, tinh gọn, đơn giản hoá quy trình, thủ tục trong quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, quy trình, thủ tục trong nội bộ các cơ quan, đơn vị và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; bảo đảm sự quản lý thống nhất, phối hợp liên thông, gắn kết giữa các cơ quan hành chính.
- Lãnh đạo UBND các cấp năng động bám sát, nắm chắc cơ sở và hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh trên địa bàn để nắm bắt thông tin, giải quyết, tháo gỡ cho người dân, doanh nghiệp; kiến nghị, đề xuất đúng cơ quan, đúng cấp có thẩm quyền.
- Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương thường xuyên quán triệt tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh về công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chỉ số PCI liên quan đến đơn vị mình.
-Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương có giải pháp kiểm tra, giám sát quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ một cửa, cán bộ các phòng, ban sớm khắc phục tình trạng tự do trả, ngừng xử lý hồ sơ của các tổ chức, cá nhân. Có biện pháp xử lý thích đáng đối với cán bộ vi phạm nhằm làm gương cho các cán bộ khác.
- Thành lập đường dây nóng hoặc hộp thư điện tử để tiếp nhận, giải đáp hoặc chuyển đơn kiến nghị của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền tại cơ quan thường trực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trung tâm tư vấn, xúc tiến đầu tư
Ý kiến của bạn (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.)
.