Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

  • 14:55 | Thứ Tư, 31/05/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Với phẩm chất của người lính, không ngại khó, ngại khổ, sau khi rời quân ngũ, những cựu chiến binh (CCB) đã mạnh dạn chinh phục, biến những vùng đất hoang hóa, khô cằn sỏi đá... thành những mô hình kinh tế hiệu quả.
 
Toàn tỉnh hiện có gần 58.000 hội viên CCB; trong đó, có 124 doanh nghiệp, 983 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, 34 tổ hợp tác xã, 80 trang trại và 212 gia trại… do các CCB quản lý và làm chủ.
 
Chủ tịch Hội CCB tỉnh Trần Ngọc Sâm chia sẻ: Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh có 3.661 CCB được các cấp công nhận là sản xuất, kinh doanh giỏi. Nhờ sự hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, vốn tín dụng ưu đãi của các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác... các CCB  được vay vốn "khởi nghiệp" với tổng tiền gần 746 tỷ đồng. Qua mỗi năm, số lượng CCB sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng lên. Một trong những điển hình trong phong trào “CCB sản xuất, kinh doanh giỏi" có CCB Lê Văn Thái, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn 19/5, xã Quảng Đông (Quảng Trạch).
 
Ông Thái là một trong những người đi tiên phong trong nhiệm vụ phát triển kinh tế tại địa phương. Ban đầu khởi nghiệp, ông Thái đã mạnh dạn nhận thầu 5ha mặt biển ở khu vực Vũng Chùa để thành lập tổ hợp tác CCB nuôi trồng hải sản. Mỗi năm, tổ hợp tác do ông phụ trách đã cho xuất ra thị trường gần 20 tấn sò lụa, 10 tấn ốc hương, 15 tấn cá bớp và hơn 100kg tôm hùm. Sau khi trừ chi phí, thu lãi ròng hơn 600 triệu đồng/năm. Tổ hợp tác còn tạo việc làm ổn định cho 30 lao động, đa số là các CCB và con em CCB, với mức lương gần 10 triệu đồng/người/tháng.
Các CCB trong tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Các CCB trong tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Thái cho biết, không chỉ riêng ông mà hiện nay ở chi hội CCB thôn 19/5 còn có CCB Phạm Văn Công, nuôi chim yến và kinh doanh dịch vụ ẩm thực cho thu nhập khá; CCB Mai Quốc Đình với mô hình nuôi ốc hương trên cát, nuôi lợn nái, lợn thịt đạt kết quả cao; hay như mô hình kinh tế của gia đình CCB Trịnh Minh Hạnh với trang trại nuôi lợn rừng, lợn thịt, gà vịt các loại cho hiệu quả tốt.
 
Mặc dù thời gian qua, các mô hình sản xuất, kinh doanh trong thôn chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng bằng ý chí của người lính, những CCB thôn 19/5 đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu được Hội CCB huyện và tỉnh khen thưởng. Hiện, chân quỹ hoạt động hàng năm của chi hội có trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, hội viên CCB thôn 19/5 còn là thành viên tích cực của câu lạc bộ (CLB) CCB sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Quảng Trạch.
 
Tại huyện Minh Hóa, phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã có sức lan tỏa. Nhiều hội viên CCB là người dân tộc thiểu số đã có trang trại, gia trại chăn nuôi heo rừng, nuôi ong lấy mật, trồng cây công nghiệp, làm ruộng lúa nước… Một trong những điển hình của huyện có CCB Cao Xuân Hương, ở bản YLeng, xã Dân Hóa. CCB Cao Xuân Hương cho hay: Với diện tích đất đồi trên 1ha, tôi đã đầu tư mô hình kinh tế tổng hợp với 68 con bò, 200 con lợn rừng, 100ha cây keo tràm…, mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng...
 
Được sự giới thiệu của Hội CCB huyện Tuyên Hóa, chúng tôi về thăm gia trại của CCB Trương Đức Duy ở thôn Kim Sơn, xã Sơn Hóa. Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, ông lập gia đình, mạnh dạn khai hoang, xây dựng trang trại tổng hợp với diện tích 1,8ha để trồng các loại cây ăn quả (cam, bưởi, ổi...) cho thu nhập hàng năm khoảng 15 tấn quả. Ngoài ra, ông còn chăn nuôi 25 con lợn nái sinh sản và 225 con lợn thịt, gần 100 con gà và nuôi cá, ong lấy mật cho nguồn thu nhập ổn định và tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động.
 
Đồng hành cùng các CCB trong phát triển kinh tế là CLB doanh nhân CCB tỉnh. Chủ nhiệm CLB Lê Văn Quy chia sẻ: CLB doanh nhân CCB tỉnh được thành lập vào năm 2016. Thông qua các hoạt động, CLB đã kịp thời nắm bắt cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, tăng cường liên doanh, liên kết, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi năm các doanh nghiệp do CCB làm chủ đã rất linh hoạt trong mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, có chỗ đứng vững vàng ở thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương.
 
Chủ tịch Hội CCB tỉnh Trần Ngọc Sâm cho biết thêm: Những vùng đất hoang hóa, rừng trống, đồi trọc hay vườn tạp… đã được các CCB khai thác để làm giàu chính đáng. Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", các cấp hội đã luôn nỗ lực, chung sức thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh...
Hiền Phương

tin liên quan

Kỳ vọng OCOP - Bài 2: Gập ghềnh giữ sao và nâng sao OCOP

(QBĐT)  - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" được triển khai đã tạo ra những sản phẩm đặc trưng cho nhiều địa phương. Để chứng minh chất lượng, các SP OCOP đã không ngừng được cải tiến trong khâu sản xuất, chế biến, đóng gói nhằm tạo sức hút, để không phải đối mặt với nguy cơ "tụt hạng" và đích đến là nâng tầm chất lượng SP với người tiêu dùng.
 

15 sản phẩm OCOP hết hạn công nhận

(QBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 15 sản phẩm OCOP 3 sao bị rút sao, nguyên nhân là do đã hết hạn công nhận.

Tăng cường công tác thanh tra, phòng chống khai thác IUU

(QBĐT) - Thời gian qua, lực lượng thanh tra chuyên ngành của Chi cục Thủy sản đã phối hợp cùng lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống khai thác IUU.