icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Các điểm sạt lở tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cha Lo diễn ra rất nhanh và nguy hiểm

  • 20:23 | Thứ Ba, 27/12/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Chiều nay, 27/12, đồng chí Phan Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình các điểm sạt lở tại khu vực trung tâm cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng kiểm tra tại hiện trường các điểm sạt lở ở khu vực trung tâm Cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng kiểm tra tại hiện trường các điểm sạt lở ở khu vực trung tâm Cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) tỉnh, ngày 24/1/2022, sau khi ghi nhận thông tin về vết nứt trên đỉnh đồi, đơn vị đã tổ chức kiểm tra hiện trường và nhận thấy: Vị trí trên mái taluy dương xuất hiện một số vết nứt tại một số kết cấu gia cố mái như dầm dọc, dầm ngang, khoá đỉnh mái...
 
Tiếp tục đi sâu vào khu vực đồi núi phía trên, sau lưng mái taluy (nằm ngoài phạm vi công trình) thì thấy cách đỉnh taluy khoảng 115m có đường nứt mới hình thành kéo dài đến mép suối bao quanh công trình, đất đá tự nhiên tại một số vị trí có hiện tượng trụt xuống, tạo thành vết lộ.
 
Ngày 25/2/2022, Sở Xây dựng đã chủ trì mời các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường và xác định, vết nứt trên đỉnh đồi nằm ngoài phạm vi khảo sát công trình, thuộc rừng tự nhiên, cách đỉnh mái taluy 1 khoảng 115m, cách chân mái 145m về phía đồi.
Một điểm sạt lở tại khu vực trung tâm Cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Một điểm sạt lở tại khu vực trung tâm Cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Qua đánh giá sơ bộ, vết nứt mới hình thành, bề rộng vết nứt khoảng 5-15cm, kéo dài đến mép suối bao quanh công trình (dài khoảng 150m), đất đá tự nhiên có hiện tượng sụt xuống, tạo thành khe hở, hai mép đường nứt chênh cao khoảng 30-40cm. 
 
Theo báo cáo kết quả quan trắc đánh giá của Viện Địa chất tại tháng 6/2022, vết nứt đang mở rộng với tốc độ phát triển ngày càng lớn (tháng 2/2022 phát hiện bề rộng vết nứt là từ 5-15cm, qua kiểm tra của Viện Địa chất vào tháng 5/2022, bề rộng vết nứt là 80-150cm và hiện trạng tháng 7/2022 bề rộng vết nứt từ 150-200cm).
 
Viện Địa chất khẳng định, khối lượng trượt đang có xu thế phát triển với những dịch chuyển và tích lũy năng lượng, đến một thời điểm bất lợi như mưa lớn kéo dài sẽ xảy ra sạt trượt, dẫn đến một khối lượng đất đá lớn đổ xuống làm ảnh hưởng lớn đến người dân sống trong khu vực và các công trình xung quanh. Vì vậy, việc xử lý nguy cơ sạt trượt trên là rất cần thiết và cấp bách. 
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng và đoàn công tác nhận định, các điểm sạt lở  rất nghiêm trọng, cần có phương án xử lý kịp thời.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng và đoàn công tác nhận định, các điểm sạt lở rất nghiêm trọng, cần có phương án xử lý kịp thời.
Đơn vị tư vấn đã đưa ra 3 phương án xử lý. Hội đồng thống nhất lựa chọn phương án 1. Phương án này diện tích xử lý sụt trượt khoảng 4,5ha, đào bốc khoảng 800.000m3 đất, đá tại khu vực sạt lở nhằm hạ tải qua được vết nứt và cung trượt, đảm bảo ổn định mái taluy, sau khi thực hiện sẽ tạo được mặt bằng kho bãi với diện tích khoảng 2,5ha.
 
Đây là phương án tối ưu nhất, nhằm đảm bảo xử lý an toàn, bền vững lâu dài, hiệu quả kinh tế cao, tận dụng tối đa việc phát triển mặt bằng, hạ tầng khu cửa khẩu. Dự kiến, tổng mức  đầu tư khoảng 120 tỷ đồng.
Tại buổi kiểm tra hiện trường và ý kiến thảo luận của các sở, ngành chức năng cho thấy, việc xuất hiện vết nứt trên đồi phía sau công trình nguyên nhân là do khách quan, vết nứt tạo ra áp lực đất lên mái taluy, làm nứt các kết cấu gia cố mái taluy, vết nứt tiếp tục phát triển có nguy cơ làm sạt lở khu vực đồi và mái taluy, đặc biệt là khi có mưa lớn xảy ra.
 
Đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Ban Quản lý KKT, bề rộng của vết nứt vẫn đang mở rộng và có xu hướng sụt trượt thêm, chiều rộng vết nứt ghi nhận tại tháng 12/2022 là 180-230cm, chênh cao khoảng 200cm.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng và đoàn công tác khảo sát 1 điểm có thể vận chuyển khối lượng đất đá sạt lở đến san lấp đặt vấn đề tại cuộc họp.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng và đoàn công tác khảo sát 1 địa điểm có thể vận chuyển khối lượng đất đá ở khu vực sạt lở đến san lấp.
Tại cuộc làm việc với các sở, ngành, đơn vị liên quan sau khi kiểm tra thực tế hiện trường sạt lở, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng kết luận, các điểm sạt trượt tại khu vực khu trung tâm Cửa khẩu quốc tế Cha Lo diễn ra theo chiều hướng rất nhanh, nguy cơ sụt trượt ảnh hưởng đến con người, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông của khu vực cửa khẩu là rất lớn. Vì vậy, cần khẩn trương có phương án để xử lý kịp thời, nếu không, khi có mưa lũ thì hết sức nguy hiểm.
 
Đồng chí chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức khảo sát cụ thể, tham mưu cho UBND tỉnh phương án xử lý sạt lở bảo đảm đúng quy định pháp luật, bố trí nguồn vốn để thực hiện. Quan điểm là phải xử lý hiệu quả tình trạng sạt lở, bảo đảm môi trường, đồng thời kết hợp tạo được quỹ đất để phát triển hạ tầng, dịch vụ ở khu vực cửa khẩu.
A.Tuấn

tin liên quan

Giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

(QBĐT) - Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát chuyên đề "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8

(QBĐT) - Chiều 27/12, các đại biểu HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch , Tuyên Hóa và TX. Ba Đồn.

Triển khai nhiệm vụ quốc phòng-an ninh năm 2023

(QBĐT) - Sáng nay, 27/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng-an ninh năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.