Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 55.000 tỷ đồng

  • 14:16 | Thứ Năm, 22/12/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 55.068 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2021, đạt 104,6% kế hoạch năm 2022; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 48.324 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2021.
Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 14,4% so với năm 2021.
Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 14,4% so với năm 2021.
Trong năm 2022, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, các doanh nghiệp, nhà phân phối, các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tạp hóa… hoạt động bình thường trở lại, nguồn cung dồi dào, giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định.
 
Mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn: Thành thị, nông thôn và miền núi. Quy mô của các cơ sở ngày càng tăng, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, thực sự là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.
 
Ngoài giao dịch mua bán trực tiếp theo truyền thống, hiện nay đã có nhiều cơ sở bán hàng hóa qua mạng, việc quảng cáo sản phẩm cũng đa dạng hơn trước đây. Thông qua các trang điện tử, mạng xã hội… người bán hàng dễ dàng quảng cáo các sản phẩm của mình, với chi phí thấp hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo trước đây.
 
Tuy nhiên, do giá cả nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến một số mặt hàng tăng giá, như: Dầu ăn, xúc xích, sữa tươi tăng từ 5-8%; các mặt hàng hải sản tươi sống (tôm, cá, mực...) tăng khoảng 7-12%; các mặt hàng hóa mỹ phẩm như dầu gội, mỹ phẩm, bột giặt... tăng 5-10%.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cho biết: Thời gian tới, sở sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại để kịp thời tham mưu những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chủ động triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, bảo đảm phân phối hàng hóa, ổn định cung cầu, giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn, nhất là trong các dịp lễ, Tết...
 
Cùng đó, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa...
T. Hoa

tin liên quan

Thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của 9 đơn vị

(QBĐT) - Sở Công thương đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
 

Doanh thu tiền điện đạt trên 2.000 tỷ đồng

(QBĐT) - Ngày 21/12, Công ty Điện lực Quảng Bình tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2022, triển khai nhiệm vụ và hội nghị đại biểu người lao động năm 2023. 

Tín dụng chính sách thúc đẩy giảm nghèo bền vững

(QBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Có thể nói, nguồn vốn này đã thực sự phát huy hiệu quả khi không chỉ giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo mà còn giúp các địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.