Tín dụng chính sách thúc đẩy giảm nghèo bền vững

  • 06:59 | Thứ Ba, 20/12/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Có thể nói, nguồn vốn này đã thực sự phát huy hiệu quả khi không chỉ giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo mà còn giúp các địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.
 
Trường Thủy là một xã thuần nông có diện tích đất tự nhiên 32,2km2, cách trung tâm huyện Lệ Thủy 20km về phía Tây, có 9 thôn, 2.050 hộ. Nghề nghiệp chính của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp và trồng rừng. Trong những năm qua, nhằm thực hiện chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội.
 
Một trong những giải pháp đó có chính sách cho vay vốn tín dụng của ngân hàng (NH) CSXH. Nhờ chính sách vay ưu đãi đã giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
 
Ông Phạm Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy (Lệ Thủy) cho biết: Thực hiện chính sách tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH, UBND xã đã thành lập Ban giảm nghèo và phối hợp với Mặt trận, các tổ chức hội đoàn thể địa phương nhằm làm tốt công tác tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. 
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp nhiều hộ dân mua sắm ngư lưới cụ để sản xuất.
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp nhiều hộ dân mua sắm ngư lưới cụ để sản xuất.
Để thực hiện công tác tín dụng tại địa phương, UBND xã đã chỉ đạo Ban giảm nghèo phân công cán bộ phụ trách từng thôn, xóm, thường xuyên rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn theo từng chương trình tín dụng của NHCSXH.
 
Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu vay vốn, khi có thông báo phân giao chỉ tiêu kế hoạch vốn tín dụng chính sách xã hội từ huyện, UBND xã đã kịp thời giải ngân nguồn vốn đến các thôn, đồng thời, chỉ đạo thôn tổ chức họp bình xét cho vay công khai, dân chủ và đúng đối tượng thụ hưởng vốn vay.
 
Sau gần 20 năm triển khai chương trình tín dụng tại xã, đến nay, tổng dư nợ cho vay của NHCSXH trên địa bàn xã là 31.104 triệu đồng, nguồn vốn tín dụng chính sách được triển khai tại 9 thôn, xóm, với 697 hộ vay vốn, tạo việc làm ổn định cho 357 lao động, giúp cho 576 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế.
 
Nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH đã giúp 23 hộ nghèo có thêm vốn để xây dựng nhà ở; 22 hộ vay vốn làm nhà phòng tránh bão lũ; xây dựng trên 800 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 105 hộ thoát khỏi hộ nghèo đói. Nhìn chung, chất lượng tín dụng những năm qua trên địa bàn ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,04%/tổng dư nợ. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm xuống chỉ còn 5,7%, (năm 2003 là 28%).
 
Cũng nhờ nguồn vốn tín dụng CSXH, xã Quang Phú (TP. Đồng Hới) đã thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững và hoàn thành các tiêu chí để sớm cán đích nông thôn mới. Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quang Phú cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, UBND xã đã tạo mọi điều kiện cho dân được tiếp cận kịp thời các kênh vốn của NHCSXH đặc biệt là nguồn vốn giải quyết việc làm để phát triển sản xuất, nhằm mục đích giảm nghèo bền vững và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
 
Giám đốc NHCSXH-Chi nhánh Quảng Bình Trần Văn Tài cho biết: Sau 20 năm triển khai thực hiện chương trình tín dụng CSXH theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ tại Quảng Bình, nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp 603.000 hộ nghèo có vốn để sản xuất, kinh doanh; duy trì việc làm cho 62.000 lao động. Nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp các địa phương thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Ban giảm nghèo xã đã chỉ đạo chặt chẽ các hội đoàn thể nhận ủy thác, như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh cũng như các tổ tiết kiệm và tín dụng, tích cực tuyên truyền định hướng sử dụng vốn đúng mục đích như mua lưới đánh bắt hải sản, chăn nuôi, kinh doanh.
 
Hầu hết nguồn vốn đều được sử dụng khá hiệu quả. Đặc biệt, nhiều hộ từ nguồn vốn vay này đã thoát nghèo và vươn lên làm ăn khá, có điều kiện xây dựng nhà ở kiên cố, sắm mới các trang thiết bị sinh hoạt như tivi, điện thoại, xe máy… góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
 
Hiệu quả từ các chương trình cho vay của NHCSXH đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Nhờ thực hiện tốt nguồn vốn tín dụng chính sách, nên trong những năm qua hàng trăm hộ gia đình, nhất là hộ nghèo được giải quyết việc làm và vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Quang Phú cũng giảm đáng kể, từ 4,7% hộ nghèo (năm 2005) đến nay giảm còn 0,32%.
 
Có thể khẳng định, nguồn vốn tín dụng CSXH đã thực sự góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững và quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã Quang Phú.
Đ.N

tin liên quan

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

(QBĐT) - Ngày 15/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU về về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

TP. Đồng Hới: Trên 5.700 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(QBĐT) - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Đồng Hới Đặng Văn Kỳ cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP. Đồng Hới tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm

(QBĐT) - Thực hiện kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục QLTT Quảng Bình đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm.