Kết nối cung cầu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu

  • 16:23 | Thứ Tư, 21/09/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Đó là nội dung hội nghị trực tuyến do UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp-PTNT tổ chức sáng nay, 21/9. Hội nghị được kết nối với 18 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước và 4 điểm cầu quốc tế, gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia. 
 
Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có đại diện lãnh đạo Sở Công thương, một số sở, ngành liên quan và lãnh đạo các siêu thị, doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình đã báo cáo một số nét về hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Theo đó, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh Thái Bình được cả nước biết đến, như: Nước mắm, mắm cáy, bánh cáy, kẹo lạc, bánh đa, dệt khăn tay bông, thảm cói, chạm bạc, thêu ren...
 
Một số sản phẩm công nghiệp có lợi thế, như: sứ vệ sinh, thủy tinh, pha lê... Đến nay tỉnh Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP hạng 3 sao, 4 sao và có 45 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
 
Các sản phẩm của Thái Bình hiện đã có mặt ở các chợ truyền thống và các trung tâm thương mại, siêu thị thuộc các tập đoàn phân phối lớn và một số sàn thương mại điện tử trên cả nước.
 
Thông qua hội nghị, tỉnh Thái Bình giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại đẩy mạnh tiêu thụ cho 90 sản phẩm của 52 doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất sản phẩm tiêu biểu của tỉnh. 
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.
Tại hội nghị, các đại biểu dã dành nhiều thời gian trao đổi, góp ý, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh và năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Bình.
 
Trong khuôn khổ hội nghị, UBND tỉnh Thái Bình đã khởi động chương trình đưa hàng công, nông nghiệp tiêu biểu vào hệ thống phân phối.
 
Trao đổi bên lề hội nghị, ông Phan Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Công thương Quảng Bình cho biết: Việc tham gia hội nghị kết nối cung cầu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình có ý nghĩa rất quan trọng với các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh.
 
Cụ thể, các đại biểu đến từ các doanh nghiệp, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm tại Quảng Bình có điều kiện xem xét, lựa chọn những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Thái Bình tham gia tại các gian hàng trưng bày, tiêu thụ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, góp phần làm phong phú thêm chủng loại mặt hàng tại các chợ đầu mối, siêu thị trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu nhấn nút khởi động chương trình đưa hàng công, nông nghiệp tiêu biểu vào hệ thống phân phối.
Các đại biểu nhấn nút khởi động chương trình đưa hàng công, nông nghiệp tiêu biểu vào hệ thống phân phối.
Mặt khác, đại diện các sở, ngành liên quan có điều kiện nắm bắt cách thức, quy mô và những điều kiện cần thiết nhằm xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tại tỉnh Quảng Bình kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
 
Bên cạnh đó, các đại biểu có cơ hội tiếp nhận được nhiều hơn nữa thông tin thị trường, nhu cầu trong nước và thế giới nhằm định hướng phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
 
Nguyễn Hoàng

tin liên quan

Chuyện về "khu tập thể"... dành cho trâu, bò

(QBĐT) - Để xây dựng làng văn hóa và giữ gìn vệ sinh làng xóm, bảo đảm sức khỏe đối với người dân và tạo thuận lợi trong công tác chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc..., năm 2005, thôn Thanh Liêm 1 (nay là thôn Thanh Liêm), xã Trung Hóa (Minh Hóa) đã thống nhất xây dựng nghị quyết nhằm di dời toàn bộ đàn trâu, bò của thôn ra xa khu vực dân cư. Từ đó, các "khu tập thể" dành cho trâu, bò ở thôn lần lượt hình thành và tồn tại cho đến tận hôm nay.

Triển khai thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh

(QBĐT) - Ngày 19/9, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1708/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách gắn với mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

(QBĐT) - Sáng 20/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.