Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng chanh tứ quý

  • 08:29 | Thứ Tư, 06/10/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Chanh tứ quý (chanh bốn mùa) là mô hình mới được chị Nguyễn Thị Vượng (ở thôn Mỹ Trạch, xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ) trồng thử nghiệm thành công. Mô hình bước đầu cho thấy chanh tứ quý mang lại giá trị kinh tế cao hơn so ivới các cây trồng khác, nhiều tiềm năng để nhân rộng.
 
Thực hiện chủ trương của huyện, xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng trên địa bàn, thời gian qua, người dân xã Mỹ Thủy đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao; đồng thời mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
 Cây chanh tứ quý không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, dễ trồng, dễ thích nghi, năng suất cao.
Cây chanh tứ quý không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, dễ trồng, dễ thích nghi, năng suất cao.
Tiêu biểu phải kể đến mô hình trồng chanh tứ quý của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Vượng. Chị Vượng chia sẻ: “Trước đây, trên mảnh đất này, gia đình tôi trồng cây tràm, sau đó trồng sắn nhưng không có hiệu quả. Con trai tôi sau khi tìm hiểu, học hỏi ở nơi khác về, hướng gia đình chuyển sang trồng chanh tứ quý. Sau một thời gian trồng, tôi thấy cây chanh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, cho hiệu quả kinh tế”.
 
Về kỹ thuật trồng chanh tứ quý, theo chị Vượng, khoảng cách các cây khoảng từ 2,5-3,5m; lấy đất băm nhỏ rồi trộn thêm hỗn hợp phân chuồng hoai, tro trấu và phân lân, rồi đắp thành mô cao 5 tấc và rộng 5 tấc, đào hố đặt cây xuống, cắm một cây kèm để giữ cho cây mới trồng đứng thẳng không bị gió lay gốc và giúp cho rễ non nhanh phát triển. Trong quá trình trồng, phải thường xuyên theo dõi để kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại. Đặc biệt, ưu điểm của chanh tứ quý là cho trái quanh năm.
 
Sau gần 3 năm trồng và chăm sóc, đến nay, hơn 700 gốc chanh tứ quý và các loại chanh khác tại vườn nhà của chị Vượng đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi ngày chị thu hoạch khoảng 35-40kg chanh để cung cấp cho thị trường. Giá bán tại vườn là 10.000-20.000 đồng/kg tùy loại chanh; mỗi ngày chị thu được từ 500.000-600.000 nghìn đồng. Trừ các khoản chi phí, mỗi tháng chị thu lãi hơn 10 triệu đồng. Không chỉ bán chanh thương phẩm, chị Vượng còn cắt tỉa lá bán với giá 20.000 đồng/kg, góp phần tăng thêm thu nhâp.
 
Chị Hoàng Thị Hải Vân, Chủ tịch Hội LHPN xã Mỹ Thủy cho biết: “Mô hình chanh tứ quý của chị Vượng là mô hình tiêu biểu của hội viên phụ nữ nói riêng vàxã Mỹ Thủy nói chung, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho gia đình chị Vượng; thời gian tới, Hội LHPN xã khuyến khích chị em phụ nữ học tập, nhân rộng mô hình trên địa bàn xã”.
 
Không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, có nhiều ưu điểm dễ trồng, dễ thích nghi với các điều kiện môi trường thời tiết khác nhau, năng suất cao, chanh tứ quý cho quả quanh năm và hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng địa phương, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế nông hộ hiệu quả.
 
Vân Anh-Thanh Hằng
(Đài TT-TH Lệ Thủy)

tin liên quan

Bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo hướng tích hợp các chương trình

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1630/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10-6-2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.

Giảm nghèo bền vững từ các mô hình kinh tế hiệu quả

(QBĐT) - Những năm trở lại đây, xã Phúc Trạch (Bố Trạch) đã biết phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo. Một trong những chính sách được xã Phúc Trạch chú trọng là khuyến khích người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.

Quỹ Tiền tệ quốc tế giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021

Theo Tổng Giám đốc IMF, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng dịch COVID-19 tiếp tục kìm hãm đà phục hồi này, và trở ngại chính đặt ra là "sự bất cân bằng lớn về vaccine."