Cần có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

  • 18:08 | Thứ Hai, 13/11/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Đó là đề xuất của các sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 do Cụm thi đua số 6 (các tỉnh Bắc Trung bộ) tổ chức vào ngày 13/11 tại TP. Đồng Hới.
Các đại biểu dự hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị.

Thời gian qua, các sở GD-ĐT đã triển khai hiệu quả các nghị quyết, các chương trình, đề án về GD-ĐT và tham mưu ban hành các nghị quyết, chủ trương, cơ chế, chính sách về GD phù hợp với địa phương. Các tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình GD mầm non, GD phổ thông, GD thường xuyên và chú trọng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên (GV), giảng viên, cán bộ quản lý GD các cấp. Các sở GD-ĐT đã tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành và tăng cường công tác hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT...

Năm học 2023-2024, các sở GD-ĐT tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”; triển khai hiệu quả Chương trình GD phổ thông 2018; thực hiện tốt chương trình xóa mù chữ, chương trình GD thường xuyên cấp THCS, THPT; đồng thời xây dựng, thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở GD chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển GD hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Các sở GD-ĐT sẽ có nhiều giải pháp nhằm huy động nguồn lực hợp pháp để đầu tư cho GD-ĐT; tăng cường công tác GD chính trị, tư tưởng đối với cán bộ quản lý, GV, giảng viên, nhân viên; triển khai hiệu quả công tác GD thể chất, y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học và tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá…

Cụm thi đua số 6 cũng đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu GV hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GD phổ thông 2018. Mặt khác, cần có chính sách hỗ trợ cho một số vị trí đang bố trí kiêm nhiệm, như: Nhân viên kế toán, y tế kiêm trường, GV một số đơn vị dạy kiêm trường, dạy nhiều điểm trườngcó khoảng cách đi lại xa...

Đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có điều chỉnh phù hợp Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, ngày 27/8/2021 của Chính phủ về quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở GD thuộc hệ thống GD quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT để thuận lợi cho các địa phương khi xây dựng mức thu học phí hàng năm...

Nh.V

tin liên quan

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm số môn thi, giảm áp lực cho thí sinh

Lựa chọn thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông với 4 môn đang được nhiều ý kiến ủng hộ vì giảm áp lực cho thí sinh, gọn nhẹ trong tổ chức. Nhiều giáo viên, học sinh đề nghị nhà quản lý chốt phương án.

Trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường: Đảm bảo minh bạch, khách quan

Với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chuẩn bị bước sang năm thứ 5 triển khai, với việc phê duyệt, đưa vào sử dụng sách giáo khoa của 3 lớp cuối cấp (lớp 5, lớp 9, lớp 12). 

Khi trường học là mái nhà hạnh phúc

(QBĐT) - Triển khai thực hiện mô hình trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo.