icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Phát hiện bất ngờ về sự sống trên Trái Đất nhờ hạt bụi trên tiểu hành tinh Ryugu

  • 07:11 | Thứ Bảy, 24/09/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Những hạt bụi mà tàu thăm dò không gian Hayabusa-2 của Nhật Bản thu được từ Ryugu - tiểu hành tinh cách Trái Đất 300 triệu km - chứa một thành phần đáng ngạc nhiên: một giọt nước. Theo các nhà khoa học, phát hiện mới này cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết rằng sự sống có thể bắt nguồn từ ngoài không gian.
Hình ảnh tiểu hành tinh Ryugu do Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản công bố ngày 13/11/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hình ảnh tiểu hành tinh Ryugu do Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản công bố ngày 13/11/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Science ngày 23/9, nhà khoa học Tomoki Nakamura thuộc Đại học Tohoku, người đồng thời là Trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh: "Giọt nước này có ý nghĩa rất lớn”.
 
Ông tiết lộ đây là lần đầu tiên con người phát hiện ra nước ở Ryugu, một tiểu hành tinh gần Trái Đất. Ông cho biết nhiều nhà nghiên cứu trước đó tin rằng nước được mang từ không gian vũ trụ đến Trái Đất.  
 
Tàu thăm dò Hayabusa-2 được phóng vào năm 2014 với nhiệm vụ khám phá tiểu hành tinh Ryugu. Tàu này đã trở về quỹ đạo Trái Đất hồi năm 2020 mang theo một tàu con thoi chứa mẫu vật thu thập được tại Ryugu.
 
Phát hiện nói trên nằm trong nghiên cứu mới nhất được công bố từ việc phân tích 5,4 gram đá và bụi từ Ryugu. Nhóm nghiên cứu của ông Nakamura gồm 150 nhà khoa học, đến từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Italy và Trung Quốc, và là một trong những nhóm khoa học có nhiều thành viên nhất đang nghiên cứu mẫu vật lấy từ Ryugu. Nhóm này đã tìm thấy một giọt chất lỏng có trong mẫu vật lấy từ Ryugu.
 
Ông Nakamura nêu rõ giọt chất lỏng này là nước có ga chứa muối và chất hữu cơ. Điều này củng cố giả thuyết các tiểu hành tinh như Ryugu, hoặc tiểu hành tinh lớn hơn, có thể đã cung cấp nước chứa muối và chất hữu cơ trong những lần va chạm với Trái Đất. Ông nhấn mạnh nhóm của ông đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy điều này có thể liên quan trực tiếp đến nguồn gốc các đại dương hoặc chất hữu cơ trên Trái Đất. 
 
Trong khi đó, ông Kensei Kobayashi, chuyên gia thiên văn học, Giáo sư thuộc Đại học quốc gia Yokohama và không thuộc nhóm nghiên cứu  trên,  đánh giá rằng phát hiện này cho thấy tiểu hành tinh chứa nước ở dạng chất lỏng chứ không chỉ ở dạng băng và chất hữu cơ có thể được tạo ra từ nước đó. Theo ông, bản thân việc phát hiện ra nước trong mẫu vật là điều đáng kinh ngạc bởi mẫu vật rất mong manh và có khả năng bị phá hủy ngoài không gian.
Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Khai mạc sự kiện AI4VN: AI phục hồi kinh tế, định hình tương lai

AI Summit Việt Nam 2022 khai mạc sáng 23/9 nhận được hàng nghìn lượt đăng ký tham gia của cộng đồng quan tâm trí tuệ nhân tạo (AI) trong nước, quốc tế.

Australia dùng vaccine Pfizer tiêm mũi tăng cường cho trẻ từ 5-11 tuổi

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại Australia được khuyến nghị tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành được khuyến nghị tiêm 3 hoặc 4 mũi.

Nhật Bản phát minh gián lai robot cứu hộ động đất

Trong trường hợp một trận động đất lớn xảy ra và có người mắc kẹt dưới lớp đất đá sụp đổ, một bầy gián lai robot ắt hẳn sẽ là lực lượng phản ứng hiệu quả trong việc xác định vị trí các nạn nhân.