icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Phát hiện kháng thể giải thích nguyên nhân gây đông máu do COVID-19

  • 13:35 | Thứ Sáu, 18/02/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Một nhóm nhà nghiên cứu tại NIH và các viện đối tác đã phát hiện sự lưu hành các kháng thể kháng phospholipid, vốn xuất hiện phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 17/2, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện các "kháng thể giả" ở những bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng, có thể giúp giải thích các cơ chế liên quan đến tình trạng đông máu nghiêm trọng. 
 
Sau khi nghiên cứu các mẫu máu của 244 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19, một nhóm nhà nghiên cứu tại NIH và các viện đối tác đã phát hiện sự lưu hành các kháng thể kháng phospholipid, vốn xuất hiện phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ.
 
Tuy nhiên, các "tự kháng thể" này - là các kháng thể với bản chất là các protein miễn dịch nhằm vào các mô hoặc cơ quan của chính cơ thể, cũng có thể được kích hoạt để phản ứng chống lại virus và kích hoạt các phản ứng miễn dịch khác.
 
Nhóm nghiên cứu đồng thời so sánh các mẫu máu trên với mẫu máu của một nhóm tình nguyện viên khỏe mạnh. Kết quả cho thấy các mẫu máu của bệnh nhân COVID-19 chứa lượng kháng thể IgG cao hơn, có thể hoạt động với các tế bào miễn dịch khác để ứng phó với các mối đe dọa miễn dịch.
 
Theo NIH, nồng độ IgG cao hơn cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19, chẳng hạn như ở những bệnh nhân cần hỗ trợ thở.
 
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết có thể tiến hành thêm các nghiên cứu về lợi ích của việc sàng lọc bệnh nhân mắc COVID-19 hoặc các bệnh hiểm nghèo khác để tìm kháng thể kháng phospholipid cũng như các "tự kháng thể" khác ở thời điểm mới nhiễm virus.
 
NIH cho biết điều này có thể giúp xác định những bệnh nhân có nguy cơ bị đông máu, viêm mạch máu và suy hô hấp. 
Theo Phan An (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Tại sao "Omicron tàng hình" lây lan nhanh hơn biến thể gốc?

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy "Omicron tàng hình" có thể kéo dài làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron gốc gây ra, nhưng không có nhiều khả năng gây ra một làn sóng lây nhiễm mới.
 

Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo

Năm 2021, Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 và triển khai nhiều hoạt động hiện thực hóa chiến lược này.

Israel thử nghiệm vaccine ngừa biến chủng Omicron

Trung tâm Y tế Sheba ở Israel ngày 16/2 thông báo kế hoạch thử nghiệm lâm sàng các loại vaccine ngừa COVID-19 nhằm đánh giá mức độ miễn dịch đối với biến chủng Omicron.