Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Lũ lụt lịch sử tại UAE và Oman có thể do tình trạng nóng lên toàn cầu

  • 14:41 | Thứ Sáu, 26/04/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tình trạng nóng lên toàn cầu do phát thải nhiên liệu hóa thạch "rất có thể" đã làm trầm trọng thêm những trận mưa dữ dội trút xuống Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Oman vào tuần trước, khiến nhiều người thiệt mạng và gây lũ lụt trên diện rộng.
 
Nhận định này được đưa ra trong nghiên cứu được nhóm nhà khoa học của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới - công bố ngày 25/4.
 
UAE vừa qua đã hứng chịu lượng mưa lớn nhất kể từ khi công tác thống kê bắt đầu vào năm 1949. Mưa lớn đã khiến 4 người thiệt mạng tại UAE, trong khi con số này ở Oman là 21 người. UAE và Oman cũng là các quốc gia sản xuất dầu mỏ đang phải hứng chịu thời tiết nắng nóng cực độ do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Nhưng trận lũ lụt tuần trước cho thấy nguy cơ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan khi hành tinh nóng lên. 
Ngập lụt sau mưa lớn tại Dubai, UAE ngày 19/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngập lụt sau mưa lớn tại Dubai, UAE ngày 19/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu của WWA đã phân tích dữ liệu lịch sử về thời tiết và các mô hình khí hậu để xác định những thay đổi về các hình thái mưa trong khu vực, trong đó có những năm có hiện tượng thời tiết El Nino. Kết quả cho thấy những cơn mưa cực đoan ít dữ dội hơn đáng kể trong những năm trước khi nhiệt độ cao hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong khi đó, trong những năm có hiện tượng thời tiết El Nino, lượng mưa cực lớn đã gia tăng 10-40% ở khu vực bị ảnh hưởng. WWA lưu ý sự nóng lên toàn cầu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch được xem là nguyên nhân có khả năng nhất khiến lượng mưa ngày càng tăng.
 
Giáo sư Sonia Seneviratne tại trường đại học ETH ở Zurich (Thụy Sĩ), cũng là thành viên của WWA, cho biết lũ lụt ở UAE và Oman đã chỉ ra rằng ngay cả những khu vực khô hạn cũng có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ vì các đợt mưa, một mối đe dọa ngày càng gia tăng cùng với sự nóng lên toàn cầu do đốt nhiên liệu hóa thạch.
 
Trong khi đó, bà Mariam Zachariah, thành viên WWA và là nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: “Các đợt mưa cực lớn đã gia tăng ít nhất 10% cường độ ở UAE và Oman. Phát hiện này...phù hợp với nguyên lý vật lý cơ bản rằng bầu không khí ấm hơn có thể giữ được nhiều hơi ẩm hơn".
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Các nước châu Á ứng phó với nắng nóng gay gắt

Trong bối cảnh nhiệt độ tiếp tục gia tăng trên khắp đất nước, Bộ Y tế Myanmar ngày 25/4 khuyến cáo người dân nước này thực hiện những biện pháp đề phòng để bảo vệ sức khỏe.

Sông Hàn ở Seoul sẽ thành trung tâm giải trí và phát triển

Theo hãng tin Yonhap, chính quyền thành phố Seoul đang lên kế hoạch từ nay đến năm 2030 phát triển các tòa nhà khách sạn và văn phòng nổi, xây dựng các cơ sở thể thao dưới nước trên sông Hàn, nhằm tăng tiềm năng của con sông chảy qua thành phố này.

Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.