Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Giải bài toán di cư - vấn đề "không phải của riêng ai"

  • 13:55 | Thứ Năm, 14/10/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Số lượng trẻ em di cư vượt biên giới giữa Colombia và Panama từ đầu năm 2021 đến nay đã đạt mức cao kỷ lục. Trong lúc chính quyền Washington đang tìm cách giải bài toán di cư hóc búa, hàng nghìn người tiếp tục dấn bước trên hành trình chông gai nhằm chạm đến “giấc mơ Mỹ”, bất chấp những rủi ro về bệnh tật, bị bắt cóc hay giết hại.
Người di cư mang theo con nhỏ được chuyển từ làng Bajo Chiquito tới trạm tiếp nhận ở Lajas Blancas, tỉnh Darien, Panama ngày 31-8. Ảnh: AFP/TTXVN.
Người di cư mang theo con nhỏ được chuyển từ làng Bajo Chiquito tới trạm tiếp nhận ở Lajas Blancas, tỉnh Darien, Panama ngày 31-8. Ảnh: AFP/TTXVN.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thông báo, gần 19.000 trẻ em di cư vượt biên giới giữa Colombia và Panama bằng cách băng rừng nhiệt đới Darien trong năm nay, đạt mức cao chưa từng thấy trong lịch sử. Những người di cư, hầu hết là người Haiti, chấp nhận trải qua một hành trình khắc nghiệt ở chốn rừng thiêng nước độc, với hy vọng đặt chân đến “miền đất hứa” là Mỹ hay Canada. Riêng từ đầu năm 2021 đến nay, UNICEF ghi nhận 5 trường hợp trẻ em tử vong, cùng 29 đơn khiếu nại về việc trẻ em bị xâm hại trên hành trình di cư ở rừng Darien. Những trẻ em may mắn sống sót thì sau khi đến Panama cũng mắc các chứng bệnh do sống nhiều ngày trong rừng rậm ẩm ướt, uống nước bẩn, ngủ ngoài trời.
 
Đói nghèo, bạo lực và thiên tai là nguồn cơn khiến những người dân ở Haiti, Guatemala, Honduras, El Salvador… tìm cách đến Mỹ trong nhiều năm qua. Đại dịch Covid-19 càng khiến vấn đề di cư thêm trầm trọng. Năm 2020, các nước Trung Mỹ đóng cửa biên giới nhằm đối phó dịch Covid-19 đã hạn chế đáng kể tình trạng di cư trái phép, song lại nới rộng thêm vòng xoáy nghèo đói và bạo lực. Sau khi các nước trong khu vực nới lỏng biện pháp hạn chế, làn sóng người di cư lại tăng ồ ạt từ cuối năm 2020.
 
Cho rằng di cư là vấn đề “không phải của riêng ai”, cần có sự giải quyết đồng bộ của các nước trong khu vực, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triển khai các gói đầu tư ở khu vực Trung Mỹ, với hy vọng giúp giảm bớt tình trạng nghèo đói, bạo lực, ô nhiễm môi trường và thất nghiệp tại đây, khuyến khích người dân ở lại quê hương họ. Tổng thống Joe Biden cũng đảo ngược chính sách nhập cư cứng rắn của chính quyền tiền nhiệm, có những cách tiếp cận nhân đạo hơn. Song không ít ý kiến cho rằng, chính sách này sẽ khuyến khích thêm nhiều người vượt biên vào Mỹ một cách bất hợp pháp.
 
Hàng nghìn người vẫn đặt cược tính mạng mình để tìm đến “miền đất hứa” mỗi năm. Việc Mỹ tập trung giải quyết nguyên nhân gốc rễ và thúc đẩy đối thoại với các nước trong khu vực cho thấy Washington muốn gỡ rối cho vấn đề di cư một cách bền vững, nhân đạo và các bên cùng có lợi, dù rằng những biện pháp này sẽ mất nhiều năm mới có thể đạt kết quả như mong muốn.
 
Theo BẢO KHÁNH (Nhân Dân)
 

tin liên quan

Tình hình COVID-19 sáng 14-10: Mỹ và Ấn Độ vẫn dẫn đầu về số ca mắc

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của dịch COVID-19 với 45.545.405 ca mắc, trong đó có 739.757 ca tử vong, Ấn Độ ghi nhận tổng số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, với 34.019.680 ca.
 

Israel không kích các mục tiêu ở Syria khiến 4 người thương vong

Các hệ thống phòng không của Syria đã đụng độ "những mục tiêu thù địch" ở khu vực phía Nam của thành phố Palmyra ở tỉnh Homs khiến một binh sỹ Syria đã thiệt mạng và ba người khác bị thương.
 

Rơi máy bay ở Nga khiến 19 người nhảy dù thiệt mạng

Khoảng 9h11 ngày 10-10 (giờ địa phương), một máy bay L-410 thuộc câu lạc bộ hàng không đã bị rơi ở thành phố Menzelinsk thuộc Cộng hòa Tatarstan, trên máy bay có 23 người.