Ra quân sản xuất ngay những ngày đầu xuân

  • 21:46 | Thứ Bảy, 28/01/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh (SXKD) năm 2023.
4. Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Tiến Phát xuất quân thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2023.
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Tiến Phát xuất quân thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm 2023.
Sáng 27/1/2023 (tức mùng 6 Tết Quý Mão), trên một số tuyến đường ở khu vực TP. Đồng Hới đã thấy nhiều đoàn ô tô tải, xe máy công trình của các doanh nghiệp với băng cờ đỏ rực nối đuôi nhau xuất quân đầu năm.
 
Trong các khu công nghiệp, nhiều nhà máy cũng bước vào ngày sản xuất đầu tiên sau Tết, tiếng máy rền vang. Tiết trời lạnh giá và những cơn mưa nhỏ không hề ảnh hưởng đến khí thế ra quân sản SXKD ngay từ những ngày đầu năm của các doanh nghiệp.
 
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình cho biết: Theo nắm bắt, ngay trong sáng mùng 6 Tết Quý Mão đã có một số đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ra quân SXKD, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc.
 
"Việc các đơn vị bắt tay vào thực hiện kế hoạch SXKD ngày từ những ngày đầu xuân mới đã tạo không khí thi đua rất tích cực và cũng thể hiện quyết tâm, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong phục hồi, phát triển SXKD sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và tình hình thế giới có nhiều biến động", ông Khánh nói.
 
Theo nắm bắt của phóng viên, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc trên địa bàn Quảng Bình đều bắt tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất sau dịp nghỉ Tết Quý Mão. Tuy nhiên, do thị trường thế giới có nhiều biến động, trong khi các doanh nghiệp chủ yếu đang thực hiện các sản phẩm xuất khẩu nên đơn hàng đầu năm 2023 không nhiều, giá thành sản phẩm cũng giảm xuống từ 10-15% làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD.
Công ty TNHH S&D Quảng Bình ra quân sản xuất từ sáng mùng 6 Tết Quý Mão.
Công ty TNHH S&D Quảng Bình ra quân sản xuất từ sáng mùng 6 Tết Quý Mão.
Là doanh nghiệp có tên tuổi và thâm niên hoạt động trong lĩnh vực may xuất khẩu, năm 2022 vừa qua, với đơn hàng dồi dào, Xí nghiệp may Hà Quảng (khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới) bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định và các chế độ chính sách khác cho hơn 1.000 lao động, thưởng Tết (lương tháng 13) bình quân 8,2 triệu đồng/người. 
 
Ông Võ Xuân Trung, Giám đốc Xí nghiệp cho biết: Đối với ngành may mặc thì năm 2023 này có nhiều khó khăn so với năm 2022 do thiếu đơn hàng. Năm ngoái, vào thời điểm trước Tết chúng tôi đã có đủ đơn hàng cho 6 tháng đầu năm, còn hiện tại thì cùng lắm chỉ đáp ứng được cho hết quý I/2023. Nhưng dù thế nào thì đơn vị vẫn bắt tay vào sản xuất với 100% chuyền may và 1.063 lao động ngay từ sáng mùng 6 Tết. 
 
Tương tự, trong điều kiện đơn hàng không nhiều như dịp đầu xuân 2022, nhưng Công ty TNHH S&D Quảng Bình cũng đã ra quân sản xuất ngay từ sáng mùng 6 Tết Quý Mão với 100% chuyền và hơn 950 lao động. Bà Trần Thị Thơm, Trợ lý Giám đốc Công ty cho biết: Năm nay tình hình khó khăn hơn, hiện tại, đơn vị bảo đảm được đơn hàng sản xuất cho đến hết tháng 4/2023 và đang tiếp tục đàm phán, tìm kiến các đơn hàng cho thời gian tới.
 
Tuy nhiên, do tình trạng khan hiếm đơn hàng nên nhiều doanh nghiệp chuyên mặt hàng dệt kim giờ cũng tham gia vào cạnh tranh đơn hàng áo sơ mi xuất khẩu khá gay gắt, dẫn đến đơn giá giảm từ 10-15% so với trước. 
Dù thiếu đơn hàng so với cùng thời điểm năm 2022 nhưng các doanh nghiệp may mặc vẫn quyết tâm bảo đảm việc làm cho lao động.
Dù thiếu đơn hàng so với cùng thời điểm năm 2022 nhưng các doanh nghiệp may mặc vẫn quyết tâm bảo đảm việc làm cho lao động.
"Năm 2022, Công ty bảo đảm mức lương bình quân cho lao động gần 7,2 triệu đồng/tháng, thưởng Tết (lương tháng 13) bình quân hơn 8,6 triệu đồng/người; tặng quà Tết cho 116 lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất 1 triệu đồng", bà Trần Thị Thơm cho biết thêm.
 
Tại Chi nhánh Công ty CP dệt may Huế ở Cam Liên (Lệ Thủy), vào thời điểm đầu năm 2023 này tình trạng khan hiếm đơn hàng cũng xảy ra, sản phẩm của đơn vị đều xuất khẩu qua thị trường Mỹ.
 
Ông Nguyễn Bá Khánh Trình, Giám đốc chi nhánh chia sẻ: Sáng mùng 6 Tết Quý Mão đơn vị đã ra quân thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2023. Năm nay đơn hàng giảm, sản lượng giảm nhưng chúng tôi vẫn cố gắng duy trì sản xuất để tạo việc làm, giữ chân lao động. Hy vọng trong 6 tháng cuối năm thị trường hàng may mặc xuất khẩu sẽ "ấm" dần lên.
 
Cùng với các đơn vị trong lĩnh vực may mặc, một số doanh nghiệp vật liệu xây dựng, thi công công trình cũng tổ chức ra quân ngay từ ngày đầu năm mới với khí thế sôi nổi. Để nâng cao hiệu quả SXKD, khẳng định năng lực, thương hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực chủ động nắm bắt thị trường, cải tiến theo yêu cầu của khách hàng và xây dựng chiến lược SXKD phù hợp.
 
Trên công trường xây dựng Dự án Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, tại TDP 9, phường Bắc Lý (TP. Đồng Hới), ngay trong sáng mùng 6 Tết Quý Mão, Công ty TNHH xây dựng Việt Tiến, một trong các nhà thầu thực hiện dự án đã huy động lượng lớn phương tiện xe máy, thiết bị để làm lễ xuất xuất đầu năm.
Công ty TNHH xây dựng Việt Tiến làm lễ ra quân tại công trường Dự án CDC tỉnh Quảng Bình.
Công ty TNHH xây dựng Việt Tiến làm lễ ra quân tại công trường Dự án CDC tỉnh Quảng Bình.
Ông Nguyễn Văn Lành, Tổng Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Việt Tiến, cho biết: Dự án CDC tỉnh Quảng Bình là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, được khởi công vào cuối năm 2022, do CDC tỉnh làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án là 220 tỷ, thời gian hoàn thành vào quý II/2025.
 
"Là nhà thầu xây dựng hạ tầng của Dự án CDC tỉnh Quảng Bình Hòa, chúng tôi sẽ huy động tổng lực phương tiện máy móc, nhân lực, đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, quyết tâm hoàn thành các hạng mục dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng cao nhất", ông Nguyễn Văn Lành phấn khởi cho biết.
 
Ra quân ngay trong những ngày đầu xuân mới Quý Mão, doanh nghiệp Quảng Bình đang kỳ vọng sẽ tạo ra động lực, sự bứt phá để đạt được hiệu quả cao nhất trong SXKD trong năm 2023.
 
Theo số liệu thống kê trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (DN), trong năm 2022, tỉnh Quảng Bình cấp đăng ký thành lập mới 790 DN, với số vốn đăng ký 11.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2022, tổng số DN trên địa bàn tỉnh đạt 8.000 DN, với tổng số vốn đăng ký hơn 107.000 tỷ đồng.
 
Anh Tuấn

tin liên quan

Ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững

(QBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV và nhằm tạo "cú hích" cho nông nghiệp phát triển bền vững, Huyện ủy Quảng Trạch đã ban hành chương trình hành động số 6 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) giai đoạn 2021-2025. Sau 2 năm thực hiện chương trình, ngành nông nghiệp Quảng Trạch đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, đời sống người nông dân được nâng lên.

Ngành Công thương chung sức xây dựng nông thôn mới

(QBĐT) - Năm 2022, Sở Công thương đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí về điện và hạ tầng thương mại nông thôn.
 

Nỗ lực vượt khó để phát triển

(QBĐT) - Với chính sách khuyến khích, tạo điều kiện của tỉnh, ngành Công thương đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, các doanh nghiệp (DN) duy trì sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.