icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Nghiên cứu: 1/3 bệnh nhân có ít nhất một triệu chứng 'COVID kéo dài'

  • 08:02 | Thứ Năm, 30/09/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
"COVID kéo dài" là vấn đề khiến giới chức y tế các nước đau đầu khi hàng triệu bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn không thể thoát khỏi các triệu chứng suy nhược nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, miền đông nước Đức, ngày 28-4-2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, miền đông nước Đức, ngày 28-4-2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hơn 1/3 bệnh nhân COVID-19 đã có ít nhất 1 triệu chứng kéo dài trong 6 tháng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
 
Đây là kết quả một nghiên cứu công bố ngày 29-9 của Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Anh.
 
Trong nghiên cứu được thực hiện với hơn 270.000 người đã bình phục sau khi mắc COVID-19, Đại học Oxford cho biết các triệu chứng phổ biến nhất gồm các vấn đề về hô hấp, mệt mỏi, đau cơ và lo lắng.
 
Tuy nhiên, nghiên cứu không nêu rõ các nguyên nhân cụ thể dẫn tới những triệu chứng này, mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian kéo dài của từng triệu chứng.
 
Hội chứng "COVID kéo dài" (long COVID) đang là vấn đề khiến giới chức y tế các nước đau đầu khi hàng triệu bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn không thể thoát khỏi các triệu chứng suy nhược nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh.
 
"COVID kéo dài," còn được gọi là hội chứng sau mắc COVID-19 hoặc di chứng sau giai đoạn mắc COVID-19 cấp tính, chỉ các triệu chứng của bệnh tồn tại hơn 4 tuần kể từ khi phát hiện mắc bệnh.
 
Báo cáo chuyên đề về "COVID kéo dài" được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố trong năm nay cho thấy COVID-19 có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài.
 
Khoảng 20% số người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục có các triệu chứng kéo dài trong ít nhất 1 tháng, 10% trong số này vẫn không thấy khỏe lại sau 12 tuần, một số bệnh nhân rơi vào tình trạng cơ thể rất suy nhược.
 
"COVID kéo dài" có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19, họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội./.
 
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Nghiên cứu xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến ở Trường đại học Quảng Bình

(QBĐT) - Ngày 29-9, Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ sự nghiệp KH-CN cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ "Nghiên cứu xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến ở Trường đại học Quảng Bình", do TS.Trần Văn Cường (Trường đại học Quảng Bình) chủ nhiệm nhiệm vụ.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ tử vong và trở nặng ở người mắc COVID-19

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ nhập viện cao hơn 80% và nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn đáng kể so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

Pfizer thử nghiệm lâm sàng thuốc viên kháng virus SARS-CoV-2

Từ tháng 3-2020, Pfizer bắt đầu phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng viên, có tên là PF-07321332, và thử nghiệm kết hợp với thuốc Ritonavir, vốn được sử dụng kết hợp để kiểm soát lây nhiễm HIV.