Tòa soạn - Bạn đọc
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục
Bảo Ninh (Đồng Hới):

Cần xử lý nghiêm hành vi chặn đường vận chuyển đá lạnh

  • 12:21 | Thứ Năm, 29/07/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Những ngày qua, phóng viên Báo Quảng Bình nhận được nhiều ý kiến phản ánh của bạn đọc về việc 4 xưởng đá lạnh trên đường bờ kè sông Nhật Lệ ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) từ cầu Nhật Lệ 1 đến cầu Nhật Lệ 2 dù đã được nhận tiền đền bù di dời đi nơi khác, song vẫn tiếp tục hoạt động trở lại sau khi hoàn thành việc xây dựng mới cạnh khu vực cũ trước đây và ngang nhiên chặn đường giao thông để vận chuyển đá lạnh ra các tàu cá...


Qua kiểm tra thực tế, phóng viên ghi nhận việc phản ánh của bạn đọc là đúng thực tế. Hiện trên tuyến đường này, các hộ có xưởng đá lạnh cũ trước đó được yêu cầu di dời để làm đường thuộc dự án Hệ thống đường nối từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, đã hoàn thành việc xây dựng xưởng mới ở cạnh vị trí cũ và hoạt động trở lại. Và để vận chuyển đá lạnh ra cho các tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ đậu ở bờ kè, các hộ trên này tiếp tục ngang nhiên chặn đường lắp đặt hệ thống cầu trượt băng qua đường giao thông.
Điều khiến dư luận hết sức bức xúc là hành vi nói trên đã vi phạm pháp luật rõ ràng, diễn ra giữa thanh niên bạch nhật. Tuy nhiên, chưa hề thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc xử lý.
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đồng Hới cho biết: Đối với 4 hộ có xưởng đá ở xã Bảo Ninh, theo biên bản làm việc vào ngày 6-8-2020 do UBND TP Đồng Hới chủ trì, các hộ thống nhất với chủ trương di dời xưởng để thực hiện dự án Hệ thống đường nối từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và cam kết sau khi được bồi thường toàn bộ sẽ không tái sản xuất tại vị trí cũ. Và, UBND TP Đồng Hới đã phê duyệt bồi thường toàn bộ công trình cho 4 hộ tại Quyết định số 3569/QĐ-UBND, ngày 31-8-2020; và các hộ đã nhận tiền bồi thường với tổng số tiền 11, 638 tỷ đồng, bao gồm bồi thường tài sản trên đất và các khoản hỗ trợ (hộ cao nhất hơn 5 tỷ đồng, thấp nhất hơn 1,5 tỷ đồng).
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Đức Cường cho biết đã có văn bản gửi cho UBND xã Bảo Ninh. Trong đó, giao UBND xã Bảo Ninh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan yêu cầu các hộ gia đình giải tỏa toàn bộ công trình, không tái sản xuất tại vị trí cũ theo như cam kết. Trường hợp các hộ không chấp hành, UBND xã Bảo Ninh thực hiện xử lý vi phạm giải tỏa tài sản theo quy định pháp luật. Thời hạn hoàn thành trước ngày 15-8-2021.

Một số hình ảnh mà phóng viên ghi lại được vào sáng ngày 29-7-2021.

                           

Các nhà máy đá lạnh được xây dựng mới cạnh vị trí cũ dù đã được nhận tiền để di dời đi nơi khác.
Các xưởng đá lạnh được xây dựng mới cạnh vị trí cũ dù đã được nhận tiền để di dời đi nơi khác.

 

 

                                                                               

Các nhà máy đã tiếp tục hoạt động.

Các xưởng đá lạnh tiếp tục hoạt động.

                  

Các nhà máy đá ngang nhiên chặn đường lắp đặt hệ thống cầu trượt băng qua đường giao thông để vận chuyển đá lạnh ra tàu cá
Các hộ ngang nhiên chặn đường lắp đặt hệ thống cầu trượt băng qua đường giao thông để vận chuyển đá lạnh ra tàu cá

 

 

 

                                                                                                                    Nhóm P.V
 

 

tin liên quan

Doanh nghiệp gặp "vạ" vì trùng tên

(QBĐT) - Công ty cổ phần (CP) xuất nhập khẩu Quảng Bình, trụ sở tại số 90 Hữu Nghị, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đang kinh doanh ổn định thì bất ngờ bị các phương tiện truyền thông "bêu tên" gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến uy tín của công ty do trùng tên với một doanh nghiệp khác tại TP. Hải Phòng. 

Xã Trường Xuân (Quảng Ninh): Mỏ đá "bức tử" nguồn nước sinh hoạt của người dân

(QBĐT) - Không chỉ bị "tra tấn" bởi tiếng nổ mìn, bụi đá, bà con ở bản Khe Dây và Khe Ngang (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh) đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do suối Khe Dây bị vùi lấp bởi đá dăm từ các mỏ khai thác đá.

Gập ghềnh như… giao thông đô thị

(QBĐT) - Từ năm 1989 sau khi trở về địa giới cũ, Đồng Hới trở thành trung tâm tỉnh lỵ với hệ thống hạ tầng gần như xây dựng lại từ đầu. Thế nhưng, hơn 30 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống giao thông nội đô đang trở nên bất cập bởi năng lực vận chuyển khách, hàng hóa và cơ cấu phương tiện chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại…