Phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 88.130 tỷ đồng vào 30/6/2024

  • 18:12 | Thứ Bảy, 06/04/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình cho biết, trong quý II/2024, ngành Ngân hàng sẽ tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phấn đấu đạt 88.130 tỷ đồng vào thời điểm 30/6/2024.
Trong kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục có điều chỉnh giảm (Ảnh minh họa).
Trong kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục có điều chỉnh giảm (Ảnh minh họa).
Trong quý I/2024, các đơn vị tiếp tục có sự điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Đến 29/2/2024, tổng nguồn vốn huy động đạt 65.512 tỷ đồng, giảm 0,96% so với đầu năm, tăng 16,2% so với cùng kỳ, đáp ứng được 78,2% nhu cầu vốn vay trên địa bàn. Dự ước đến 31/3, tổng nguồn vốn huy động đạt 66.770 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, tăng 15,4% so với cùng kỳ.
 
Về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế địa phương: Trong kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục có điều chỉnh giảm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân 6,5%-9,5%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn bình quân 6,9%-11,5%/năm. 
 
Đến 29/2/2024, tổng dư nợ đạt 83.753 tỷ đồng, giảm 1,2% so với đầu năm, tăng 6,2% so với cùng kỳ; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 53.126 tỷ đồng (chiếm 63,4% tổng dư nợ). Nợ xấu trên địa bàn tính đến 29/2/2024 là 877 tỷ đồng, chiếm 1% tổng dư nợ, tăng 11,9% so với đầu năm.
 
Bước sang quý II/2024, ngành Ngân hàng Quảng Bình sẽ tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phấn đấu đạt 88.130 tỷ đồng (tăng 4%) vào thời điểm 30/6/2024. Cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Mặt khác, tập trung giảm lãi suất các khoản cho vay hiện hữu; không thu các loại phí liên quan, đặc biệt là phí tín dụng. Kiểm soát chất lượng tín dụng; xử lý nợ xấu, bảo đảm tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tại thời điểm 30/6/2024. Đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh…
 
H.L

tin liên quan

"Đột phá" từ… rừng

(QBĐT) - Những năm gần đây, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp, cơ chế chính sách để hỗ trợ, vận động, khuyến khích người dân chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Kỳ vọng, trong tương lai sẽ tạo nên những "đột phá"…

"Giải mã" rừng gỗ lớn

(QBĐT) - Để tăng giá trị kinh tế rừng trồng, hướng tới phát triển bền vững, Quảng Bình đã có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích rừng trồng phù hợp sang trồng rừng gỗ lớn. Và, câu chuyện "giải mã" những cánh rừng gỗ lớn được bắt đầu bằng... "tái thiết".

Về đâu gạo OCOP Quảng Bình? - Bài 2: Thương hiệu bền vững, mở hướng tương lai

(QBĐT) - Có một thực tế mâu thuẫn hiện nay trong việc tiêu thụ sản phẩm gạo OCOP (Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm") trên địa bàn tỉnh, đó là trong khi các cửa hàng, hệ thống siêu thị luôn rộng cửa chào đón nông sản này, thì các hợp tác xã, tổ hợp tác lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, "đong" từng đơn hàng một.