Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Hội đồng Bảo an gia hạn nhiệm vụ của phái bộ Liên hợp quốc tại Libya

  • 10:51 | Thứ Bảy, 29/10/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trong năm qua, Hội đồng Bảo an 5 lần thông qua gia hạn kỹ thuật để duy trì nhiệm vụ của Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Libya vì các nước ủy viên thiếu sự thống nhất về cơ cấu lãnh đạo của nhiệm vụ.
Các thành viên Chính phủ Thống nhất quốc gia Libya (GNU) sau cuộc giao tranh với các nhóm vũ trang đối địch tại thủ đô Tripoli ngày 27/8/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các thành viên Chính phủ Thống nhất quốc gia Libya (GNU) sau cuộc giao tranh với các nhóm vũ trang đối địch tại thủ đô Tripoli ngày 27/8/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 28/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết gia hạn một năm, đến ngày 31/10/2023, nhiệm vụ của Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL).
 
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, lần gia hạn này, được nêu trong nghị quyết 2656, đánh dấu sự đổi mới thực chất đầu tiên về nhiệm vụ của UNSMIL kể từ tháng 9/2021.
 
Trong năm qua, Hội đồng Bảo an đã 5 lần thông qua gia hạn kỹ thuật để duy trì nhiệm vụ vì các nước ủy viên thiếu sự thống nhất về cơ cấu lãnh đạo của nhiệm vụ.
 
Nghị quyết 2656, được tất cả 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an nhất trí ủng hộ, hoan nghênh việc bổ nhiệm ông Abdoulaye Bathily làm đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Libya và người đứng đầu UNSMIL, đồng thời kêu gọi tất cả các bên ở Libya và các bên liên quan chính tham gia đầy đủ và có tính xây dựng vào việc thực hiện điều khoản đặc biệt này.
 
Nghị quyết nhấn mạnh rằng không thể có giải pháp quân sự ở Libya và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bạo lực hoặc bất kỳ hành động nào khác có thể khiến tình hình thêm căng thẳng, làm trầm trọng thêm xung đột và phá hoại tiến trình chính trị hoặc lệnh ngừng bắn từ 2020 ở Libya./.
 
Theo Trung Khánh (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Phần Lan sẽ cho phép NATO đặt vũ khí hạt nhân trên biên giới với Nga?

Theo báo Phần Lan Iltalehti, vũ khí hạt nhân có thể được đặt ở biên giới Phần Lan với Nga nếu đơn xin gia nhập NATO của nước này được chấp thuận.
 

150 triệu trẻ em châu Phi đang gánh chịu đói nghèo và thảm họa khí hậu

Nam Sudan đứng đầu danh sách các nước châu Phi có nhiều khả năng đối mặt với "mối đe dọa kép" nhất, với 87% trẻ em ở nước này bị ảnh hưởng, tiếp theo là Mozambique (80%) và Madagascar (73%).
 

Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Triều Tiên thử hạt nhân

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel khẳng định Mỹ có "một số công cụ" để buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về "bất kỳ hành động khiêu khích tiếp theo nào trong tương lai."