Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Các nhà lãnh đạo trên thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Nhật Bản

  • 06:33 | Thứ Bảy, 09/07/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngày 8/7, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã qua đời sau khi bị bắn tại miền tây nước này. Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã chia buồn về sự ra đi của ông Abe.
 Ông Abe Shinzo tham gia phiên họp của Hạ viện Nhật Bản, ngày 25/12/2020. (Ảnh: Reuters)
Ông Abe Shinzo tham gia phiên họp của Hạ viện Nhật Bản, ngày 25/12/2020. (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken gọi vụ ám sát ông Abe là hành động "gây sốc" và "làm xáo trộn sâu sắc". Ông Blinken đánh giá cựu Thủ tướng Nhật Bản là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn vĩ đại.
 
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ra tuyên bố cho biết, Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol gửi lời chia buồn tới gia đình của cựu Thủ tướng Abe và người dân Nhật Bản - những người vừa mất đi vị thủ tướng cầm quyền lâu nhất và chính trị gia được kính trọng trong lịch sử lập hiến của "đất nước mặt trời mọc". Ông Yoon Suk Yeol cho rằng vụ nổ súng nhằm vào ông Abe là một tội ác không thể tha thứ.
 
Từ Australia, Thủ tướng Anthony Albanese khẳng định, ông Abe là một trong những người bạn thân thiết nhất của Australia trên trường quốc tế. "Dưới sự lãnh đạo của ông ấy, Nhật Bản nổi lên như một trong những đối tác có cùng chí hướng nhất của Australia trong khu vực châu Á - đây là di sản còn tồn tại cho đến hôm nay".
 
Theo ông Albanese, cựu Thủ tướng Abe là nhà lãnh đạo của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, là người bảo vệ tầm nhìn về một vực tự do và rộng mở. Ông Albanese ghi nhận sự đóng góp của ông Abe đối với Nhóm Đối thoại An ninh Bộ tứ (QUAD - gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), G7, G20 và Liên hợp quốc.
 
Sau khi nhận tin buồn về ông Abe, Thủ tướng Anh Boris Johnson chia sẻ trên Twitter, nhiều người sẽ nhớ đến khả năng lãnh đạo toàn cầu của cựu Thủ tướng Nhật Bản. Ông Johnson cũng gửi lời chia buồn tới gia đình, bạn bè của ông Abe và người dân Nhật Bản. "Nước Anh ở bên các bạn trong thời khắc đen tối và đau buồn này", ông Johnson nhấn mạnh. 
 
Trong bài đăng trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki bày tỏ bàng hoàng về thông tin ông Abe bị ám sát. Ông gửi lời chia buồn tới "gia đình của người bạn Nhật Bản, người luôn tử tế với Ba Lan".
 
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, ông "choáng váng và vô cùng đau buồn" trước thông tin cựu Thủ tướng Nhật Bản đã qua đời ngày 8/7, chỉ vài giờ sau khi ông Abe bị bắn khi đang có bài phát biểu vận động tranh cử cho đảng Dân chủ Tự do (LDP).
 
"Chúng tôi sát cánh bên Nhật Bản ngay cả trong những giờ phút khó khăn này", ông Scholz cho biết trên Twitter.
 
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, Paris bày tỏ tình đoàn kết với Nhật Bản sau khi cựu Thủ tướng Abe qua đời. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Nhật Bản vừa mất đi một thủ tướng vĩ đại - người đã hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước và nỗ lực làm việc để bảo đảm trật tự trên thế giới.
 
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi bày tỏ vô cùng đau buồn trước sự ra đi thương tâm của cựu Thủ tướng Nhật Bản. Ông Grossi cho biết, ông vinh dự vì đã được gặp và làm việc với ông Abe về các vấn đề quan trọng đối với Nhật Bản.
 
Theo HOÀNG HÀ (Nhân Dân)/Theo Reuters

tin liên quan

Nhật Bản công bố nguyên nhân tử vong của cựu Thủ tướng Abe Shinzo

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã qua đời vào lúc 17h03 (giờ địa phương) do mất máu sau khi bị bắn từ phía sau. Bác sĩ xác định, ông Abe có hai vết thương do súng bắn ở cổ và bị vỡ mạch máu tim.
 

Thủ tướng Johnson ra đi, để lại nước Anh giữa cơn khủng hoảng

Ông Boris Johnson cuối cùng đã buộc phải chấp nhận từ chức Thủ tướng Anh ngày 7/7 khi hàng chục thành viên trong đảng của ông rời bỏ chính phủ. Ông Johnson đồng ý ra đi trong bối cảnh Anh chìm trong nhiều cuộc khủng hoảng.
 

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thiệt mạng sau vụ ám sát

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không thể qua khỏi do vết thương quá nặng, dẫn tới tình trạng "ngừng tim phổi" sau khi bị bắn vào ngực.