Học Bác để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng

  • 05:41 | Thứ Hai, 11/12/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đặc biệt quan tâm tới xây dựng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ). Những luận điểm của Người về xây dựng TCCSĐ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của đảng bộ, chi bộ cơ sở, theo Người: TCCSĐ là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc. Làm tốt công tác xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh. Hạt nhân của TCCSĐ là chi bộ, nơi quán triệt và bàn các biện pháp chấp hành triệt để các nghị quyết của Đảng; nơi đấu tranh về quan điểm và rèn luyện đảng viên; nơi gắn liền Đảng với quần chúng, nơi vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách của Đảng.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại, nếu chi bộ kém thì công việc không trôi chảy”[1]; “chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng… Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”[2]. Người còn nhấn mạnh: “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”[3]. Chính vì chi bộ có vai trò quan trọng nh­ư vậy, cho nên muốn thực hiện tốt kế hoạch của Đảng, thì phải chăm lo củng cố chi bộ. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều đư­ợc thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng.
 
Để đảng bộ, chi bộ cơ sở làm tốt nhiệm vụ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những yêu cầu cơ bản về lãnh đạo. Trong công tác lãnh đạo, Người yêu cầu phải bảo đảm nguyên tắc đoàn kết nội bộ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và muốn làm tốt việc ấy còn phải dân chủ nội bộ, tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta, “đoàn kết là điểm tựa”, “sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí”.
 
Người­ thường xuyên nhắc nhở các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ng­ươi của mắt mình. Ngư­ời khẳng định: “Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy đ­ược trí tuệ và lực l­ượng vĩ đại của quần chúng”[4].
a
Khen thưởng học viên đạt thành tích xuất sắc lớp trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa 46.
Ng­ười luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải đoàn kết bằng việc nói đi đôi với làm, đoàn kết bằng tinh thần, đoàn kết thực sự, thống nhất ý chí, thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật. Muốn đoàn kết tốt thì phải phê bình và tự phê bình tốt, nghĩa là xuất phát từ đoàn kết mà phê bình và tự phê bình. Tự phê bình và phê bình để đi đến đoàn kết hơn nữa, đó là một đặc điểm rất quan trọng. Thực hiện đúng, nhất định chi bộ sẽ khắc phục được mọi khó khăn.
 
Thực tiễn công tác xây dựng Đảng hiện nay, một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng ta xác định là yêu cầu về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ, chi bộ cơ sở. Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 2/2/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhấn mạnh: “Tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình TCCSĐ, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở”.
 
Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã ban hành nghị quyết về tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng TCSCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là công việc có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 
Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, bên cạnh những mặt đạt được đáng trân trọng, các TCCSĐ cũng bộc lộ những khuyết điểm, biểu hiện trên các mặt: Hoạt động của chi bộ bị xem nhẹ, chậm đổi mới về nội dung và hình thức sinh hoạt; việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên ch­ưa đư­ợc quan tâm đúng mức, dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tư­ởng, dao động, mất lòng tin. Không ít cán bộ, đảng viên đã đặt lợi ích của cá nhân và gia đình lên trên lợi ích của Đảng và nhân dân, tha hóa về đạo đức, lối sống, tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, tiêu xài lãng phí của công.
 
Điều này đã làm tổn hại đến thanh danh và uy tín của Đảng; sự lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức chi bộ Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực chưa nghiêm, chưa kịp thời, chư­a đáp ứng được­ yêu cầu và mong đợi của nhân dân; vẫn còn diễn ra tình trạng mất đoàn kết ở một số TCCSĐ, có nơi rất nghiêm trọng, công việc giải quyết còn chậm; việc củng cố TCCSĐ ở một số vùng và khu vực nhất là các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào có đạo, trong khu vực kinh tế tư­ nhân, hợp tác liên doanh với nư­ớc ngoài chư­a đư­ợc tốt.
 
Yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng đặt ra trong thời kỳ mới đòi hỏi TCCSĐ phải không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn là nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng với yêu cầu của tình hình, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra. Nhằm nâng cao chất lư­ợng của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong tình hình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nêu 6 giải pháp cơ bản sau:
 
Một là, giữ vững nền nếp sinh hoạt chi bộ.
 
Hai là, nội dung sinh hoạt chi bộ phải đư­ợc chuẩn bị chu đáo, thiết thực, cụ thể và thông báo tr­ước cho đảng viên.
 
Ba là, đổi mới hình thức sinh hoạt của chi bộ.
 
Bốn là, nâng cao năng lực tổ chức và điều hành của bí th­ư chi bộ.
 
Năm là, thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
 
Sáu là, sinh hoạt chi bộ phải có đầy đủ sổ sách ghi chép. Đảng viên khi tham gia sinh hoạt chi bộ cũng phải có sổ sách ghi chép.
 
Để nâng cao sức mạnh của chi bộ, trước hết, phải chú ý đến chất lượng đảng viên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra của Đảng phải được coi trọng và thường xuyên; công tác tự phê bình và phê bình nhằm phát huy tinh thần dân chủ của đảng viên trong chi bộ; đổi mới sinh hoạt chi bộ cả về hình thức và nội dung, thời gian sinh hoạt chi bộ sao cho sát hợp với từng cơ sở, đối tượng... Chỉ có như vậy, công tác xây dựng Đảng mới có hiệu quả, Đảng mới bảo đảm được vai trò lãnh đạo của mình, hoàn thành sứ mệnh cách mạng và trọng trách mà nhân dân tin tưởng, giao phó.
Nguyễn Quang Trung
(Trường Chính trị tỉnh)
 
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, T14, Tr193.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, T8, Tr288.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, T14, Tr28.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, T14, Tr28.
 

tin liên quan

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Theo Thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13/12/2023.

Bế giảng lớp trung cấp lý luận chính trị, hệ tập trung, khóa 47

(QBĐT) - Ngày 8/12, Trường Chính trị Quảng Bình tổ chức bế giảng lớp trung cấp lý luận chính trị, hệ tập trung, khóa 47. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
 

Ý kiến các sở, ngành tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVIII

(QBĐT) - Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, đại diện các sở, ban, ngành đã có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng. Báo Quảng Bình trân trọng giới thiệu một số ý kiến của các sở, ban, ngành tại kỳ họp này.