.

Những người cứu hộ bãi biển

.
14:52, Thứ Hai, 16/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - Đi dọc các bãi biển Nhật Lệ, Bảo Ninh (TP. Đồng Hới), người dân và du khách không khó để nhận ra các nhân viên cứu hộ, cứu nạn (CHCN) thuộc Đội Quy tắc và trật tự thành phố trong đồng phục vàng, đỏ. Công việc của họ là bảo đảm an toàn cho người dân và du khách khi xuống tắm biển.
 
15 năm làm nghề cứu hộ, cứu nạn
 
Sinh ra và lớn lên nơi vùng đất gió Lào cát trắng, ông Hoàng Quang, sinh năm 1955, phường Hải Thành (TP. Đồng Hới) đã sớm bôn ba nơi đầu sóng ngọn gió, vươn khơi bám biển mưu sinh. Năm 2006, sau một tai nạn ngoài biển suýt chết, vợ ông khuyên không nên đi biển nữa. Nhưng biển không chỉ là nơi mưu sinh mà còn như một phần máu thịt của ông, một ngày không ra biển lại làm ông nhớ. Nên khi được chính quyền vận động, ông đã vui vẻ đảm nhận công tác CHCN tại bãi biển Nhật Lệ.
Làm công tác cứu hộ đã hơn 15, ông Quang cùng các thành viên Đội quy tắc và trật tự đô thị thành phố đã cứu sống hàng trăm người từ cơn sóng dữ.
Làm công tác cứu hộ đã hơn 15 năm, ông Quang cùng các thành viên Đội quy tắc và trật tự đô thị thành phố đã cứu sống hàng trăm người từ cơn sóng dữ.

Thấm thoát cũng đã hơn 15 năm kể từ ngày ông đảm nhận công việc CHCN, giờ ông là tổ trưởng tổ CHCN bãi biển Nhật Lệ. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, ông vẫn cần mẫn với công việc của mình và đã có hàng trăm người được ông cùng đồng nghiệp cứu thoát khỏi cơn sóng dữ. Một ngày làm việc của ông bắt đầu từ 5 giờ sáng đến khi người dân và du khách đều lên bờ; buổi chiều bắt đầu từ 15 giờ cho đến khi phố đã lên đèn.

Hỏi chuyện vui buồn trong nghề, ông Quang cho biết, vui là khi cứu được người dân tắm biển bị nạn và còn vui hơn nữa khi trong ngày không có trường hợp xấu nào xảy ra. Có trường hợp, gia đình hiếm muộn sinh được đứa con, không ngờ khi đi tắm biển bị sóng cuốn, may nhờ ông cùng thành viên trong đội cứu được, để cảm ơn ông và đội cứu hộ, họ đã để con mình làm con nuôi của cả đội.
 
Còn buồn vì đôi khi nhìn người bị nạn đó mà không cứu được. Ông kể, vào năm 2009, một nhóm 8-9 học sinh tắm biển nhưng khi lên bờ các em thông báo còn một bạn không tìm thấy, ông cùng anh em trong tổ đã bật đèn tìm kiếm cả đêm nhưng không có kết quả, đến sáng sớm mới tìm thấy thi thể của em...
 
Theo ông Quang, mặc dù biển trông yên ả vậy nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Đặc biệt, nằm ở cửa sông, bãi biển Nhật Lệ thường bị dòng chảy làm cát vùi lấp nên chỗ nông, chỗ sâu, mỗi lúc triều lên xuống thường có những dòng nước xoáy gần bờ, rất nguy hiểm. Chính vì vậy, người làm công tác CHCN phải là những người nhiều kinh nghiệm về biển. Mỗi khi có tai nạn xảy ra, đòi hỏi người cứu nạn phải bơi rất nhanh để đưa người bị nạn vào bờ. Khi được hỏi về công việc sắp tới của mình, ông bảo khi nào còn sức thì ông vẫn còn làm công tác CHCN vì sự an toàn của người dân khi đi tắm biển, cũng là niềm vui cho mình.
 
Trăn trở với nghề
 
Năm 1999, UBND phường Hải Thành thành lập một đội cứu hộ biển có 6 người với vài cái phao, một chiếc xuồng, một ống nhòm; đến cuối năm 2009 thì được nhập vào Ban Quản lý các bãi biển và nay là Đội Quy tắc và trật tự thành phố với 12 thành viên tham gia cứu hộ tại hai bãi biển Nhật Lệ (8 người) và Bảo Ninh (4 người). Từ khi thành lập đến nay, đội đã cứu được hàng trăm người bị sóng dữ cuốn; chỉ riêng từ đầu mùa du lịch biển năm nay, đội đã cứu sống được 13 người.
Đội CHCN bãi biển Nhật Lệ.
Đội CHCN bãi biển Nhật Lệ.

Với công việc áp lực cao, nhưng khi mới thành lập, lương của các cứu hộ viên cũng chỉ có mấy trăm nghìn, đến nay được tăng lên 3,5 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức lương quá ít ỏi để những nhân viên CHCN trang trải cho cuộc sống của mình.

Vì vậy, nhiều người đã tìm công việc khác để mưu sinh. Thêm vào đó, đội CHCN quân số chỉ có 12 người nhưng phải theo dõi, quán xuyến toàn bộ các bãi tắm là một điều vượt quá khả năng, do vậy, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Anh Đặng Ngọc Hùng, Đội trưởng Đội quy tắc và trật tự đô thị thành phố cho biết: "Hàng năm, thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng xử lý tình uống cho đội CHCN các bãi biển. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn cho người tắm biển, cơ quan chức năng đã lắp đặt biển báo nguy hiểm, cấm tắm biển tại một số khu vực nguy hiểm để cảnh báo người dân. Tuy nhiên, nhiều người dân ý thức rất thấp, bất chấp bãi biển đã cắm biển cấm tắm vẫn xuống tắm gây khó khăn cho công tác cứu hộ. Thêm vào đó, bãi biển rộng mà lực lượng cứu hộ tại các bãi biển lại mỏng, nhưng do lương quá thấp nên chúng tôi thông báo tuyển dụng nhiều lần nhưng vẫn ít người đăng ký." 
 
Ông Lại Minh Tư, sinh năm 1960, nhân viên cứu hộ thuộc bãi tắm Bảo Ninh chia sẻ: "Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngoài công tác CHCN, chúng tôi còn kiêm thêm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân, du khách nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: phải đeo khẩu trang trước và sau khi tắm biển, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác, không tụ tập đông người tại cùng một khu vực, nghiêm cấm các hoạt động mua bán, ăn uống trên bãi biển. Đồng thời xử phạt nghiêm theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh."
 
Phạm Hà
,
  • Đồng hành phòng, chống dịch bệnh Covid-19

    (QBĐT) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chung tay phòng, chống dịch bệnh.

    16/08/2021
    .
  • "Không để ai bị bỏ lại phía sau..."

    (QBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch cùng với phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, gấp rút triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP (NQ 68) về hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau".

    16/08/2021
    .
  • "Hãy xem người đối diện đều là F0"

    (QBĐT) - Thành phố vừa hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chị T. quyết định đến hàng quán quen thuộc để ăn sáng.

    15/08/2021
    .
  • Đoàn Khối Doanh nghiệp tỉnh: Chung tay phòng chống Covid-19

    (QBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 – 25-8-2021) và nhằm chung tay phòng chống dịch Covid-19, ngày 14-8, Đoàn Khối Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các tổ chức đoàn cơ sở trao tặng 600 suất ăn và huy động lực lượng đoàn viên thanh niên khối tham gia hỗ trợ chuẩn bị bữa ăn cho các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

    15/08/2021
    .
  • Phát động ra quân vệ sinh môi trường, làm sạch dòng sông Kiến Giang

    (QBĐT) - Ngày 14-8, UBND huyện Lệ Thủy đã phát động ra quân làm vệ sinh môi trường, làm xanh-sạch-đẹp hai bên bờ và dưới dòng sông Kiến Giang để chào mừng 110 năm Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    14/08/2021
    .
  • Thêm một triệu liều vaccine Vero Cell về đến TP. Hồ Chí Minh

    Lô vaccine này nằm trong 5 triệu liều được Công ty Dược Sài Gòn (Sapharco) nhập khẩu với sự cấp phép của Bộ Y tế.
     
    14/08/2021
    .
  • Hội LHPN tỉnh: Thăm, tặng quà tại các khu cách ly

    (QBĐT) - Ngày 13-8, Hội LHPN tỉnh đã đến thăm, tặng quà cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em đang thực hiện cách ly tập trung tại Trường Chính trị tỉnh, Trường Chu Văn An, Trường cao đẳng Nghề và bếp ăn Trung đội Công binh 17.

    14/08/2021
    .
  • Kiểm tra công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại khu cách ly tập trung

    (QBĐT) - Từ ngày 9 đến 14-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Quân Y BCH Quân sự tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại khu cách ly tập trung trên địa bàn.

    13/08/2021
    .