.

Quảng Trạch: Hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

.
09:25, Chủ Nhật, 02/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Cùng với việc triển khai các nội dung trọng điểm nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, huyện Quảng Trạch còn chú trọng hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Những cách làm mới, sáng tạo đã bước đầu mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế cũng như gắn kết thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Xây dựng mô hình “điểm”

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trồng rau, quả an toàn trong nhà màng của ông Trần Xuân Bường ở thôn 9, xã Quảng Liên, ông Trần Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Quảng Trạch chia sẻ, đây là mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trong nhà màng đầu tiên trên địa bàn huyện Quảng Trạch và cũng là mô hình “điểm” để địa phương đánh giá hiệu quả, có hướng nhân rộng cho bà con các xã trên địa bàn trong thời gian tới. Mô hình được triển khai từ tháng 6-2018, đến cuối tháng 10 đã cho thu hoạch lứa sản phẩm đầu tiên và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Được sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh, gia đình ông Trần Xuân Bường đã triển khai lắp đặt hệ thống nhà màng với diện tích hơn 800m2, sử dụng hệ thống tưới nước tự động, màng chắn nắng kéo bằng hệ thống ròng rọc , nhờ đó, tiết kiệm được nhiều công lao động.

Phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang được huyện Quảng Trạch chú trọng triển khai.
Phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang được huyện Quảng Trạch chú trọng triển khai.

Vụ đầu tiên, gia đình ông trồng mướp đắng, dưa chuột, 800 gốc dưa lưới và rau ăn lá, như: rau dền, rau muống, cải… Ông Bường cũng chú ý sử dụng phân hữu cơ. Giá thể trồng mướp đắng, dưa lưới được làm từ xơ dừa xử lý hoai mục theo phương pháp sinh học nên rau quả phát triển tốt, không bị côn trùng gây hại.

Theo ông Trần Xuân Bường, dù chỉ mới đưa vào sản xuất nhưng mô hình đã cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương pháp trồng rau truyền thống, nhất là về tính chủ động trong tưới tiêu, hạn chế được côn trùng, sâu bọ. Nhờ đó, mô hình sản xuất đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch của người dân địa phương.

Hiện tại, gia đình đã thu hoạch dưa chuột, mướp đắng và các loại rau ăn lá, mỗi ngày xuất bán từ 20-25kg rau quả các loại. Sản phẩm rau quả được bà con trong vùng đến mua tại vườn với giá cao hơn 30-35% so với giá thị trường. Tuy nhiên, theo ông Bường, năng lực sản xuất của vườn vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của bà con, đặc biệt là một số trường học trên địa bàn xã.

Dù chỉ mới triển khai, nhưng mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà màng của ông Trần Xuân Bường ở xã Quảng Liên đã được đánh giá cao, cho thấy hiệu quả tích cực của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Cũng theo ông Trần Văn Định, chủ trương của huyện là sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng.

Hiện tại, huyện đang hỗ trợ lắp đặt thêm một nhà màng trồng rau quả với diện tích 650m2 tại hộ anh Lê Minh Thọ ở xã Quảng Tiến; trong năm 2019 dự kiến triển khai xây dựng 3 nhà màng trồng rau quả tại các xã Quảng Hưng, Quảng Phương và Quảng Châu với diện tích khoảng 1.000m2/nhà màng nhằm phát triển mô hình công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Gắn với kết nối thị trường

Là địa phương có thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, từ vài năm trở lại đây, huyện Quảng Trạch đã chú trọng xây dựng chuỗi liên kết đối với sản phẩm nông nghiệp.

Hiện tại, huyện đã xây dựng được 7 chuỗi liên kết, trong đó nổi bật là chuỗi dược liệu ở xã Quảng Tiến với diện tích trên 4ha, thực hiện liên kết với một công ty dược ở Hà Nội thu mua sản phẩm, gồm: đẳng sâm, cà gai leo, nghệ...; chuỗi tinh dầu sả, gấc ở xã Quảng Tùng với diện tích trên 10ha liên kết với Công ty dược Hà Nam; chuỗi gà, lợn, sạch của HTX Chăn nuôi tổng hợp sạch Nam Hồng Quảng ở xã Quảng Thạch liên kết với các công ty, nhà hàng ở địa phương và tỉnh Hà Tĩnh...

Mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng của hộ ông Trần Xuân Bường (Quảng Liên, Quảng Trạch).
Mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng của hộ ông Trần Xuân Bường (Quảng Liên, Quảng Trạch).

Bên cạnh đó, Dự án SRDP cũng đã thực hiện 32 tiểu dự án sim, gà, bò, thỏ, nấm, lúa, dê, lạc, cà gai leo, nghệ... tại 6 xã miền núi, bãi ngang với tổng kinh phí hỗ trợ gần 6,4 tỷ đồng. Tất cả các tiểu dự án đều được đánh giá là phát triển tốt, phù hợp với địa phương và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.

Trong năm 2018, huyện Quảng Trạch cũng đã thực hiện chuyển đổi được 212ha cây trồng. Trong đó, chuyển đổi đất gò đồi từ trồng keo tràm sang trồng cây ăn quả 60ha, trồng nghệ 15ha, cà gai leo 17ha; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, lạc, đậu và sen 110ha. Việc chuyển đổi các loại cây trồng được huyện xây dựng kế hoạch cụ thể theo định hướng thị trường tiêu thụ, nhờ đó đã góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho bà con.

Cũng theo ông Trần Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Quảng Trạch, định hướng của huyện là không tập trung độc canh một loại cây trồng, vật nuôi mà sẽ khuyến khích bà con phát triển đa canh để giúp ổn định thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Do đó, trong thời gian tới, huyện Quảng Trạch sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cây trồng trên các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, diện tích có khả năng bị hạn nhằm hạn chế tối đa diện tích đất bỏ hoang.

Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình "điểm" trong chuyển đổi cây trồng để bà con địa phương đánh giá hiệu quả, từ đó mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn tạp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, trong đó, tập trung phát triển các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng.

Đối với các mô hình trồng trọt theo hướng công nghệ cao, trong năm 2019, từ nguồn chính sách nông nghiệp, huyện sẽ hỗ trợ xây dựng 3 mô hình, sau đó khuyến khích bà con nhân rộng ra địa bàn các xã, mục tiêu hướng tới là mỗi xã sẽ có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ nhà màngvào sản xuất. Để giúp người sản xuất chủ động trong tiếp cận thị trường tiêu thụ, việc xây dựng nhà màng sẽ được huyện bố trí theo điểm vùng, với khoảng cách hợp lý giữa các nhà màng.

Ngọc Lan
 

,
  • Bố Trạch: Năm 2019 phấn đấu thu ngân sách vượt 296 tỷ đồng

    (QBĐT) - Ngay từ đầu năm 2018, huyện Bố Trạch đã tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước nên nguồn thu trên địa bàn vượt dự toán giao. Tổng thu ngân sách trên toàn huyện thực hiện 312 tỷ đồng, đạt 150% dự toán huyện giao và 158% dự toán tỉnh giao, bằng 99,3% so cùng kỳ. 

    30/11/2018
    .
  • Tuyên Hóa: Gần 2.300 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh

    (QBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tuyên Hóa đã tạo mọi điều kiện để các hộ nghèo, gia đình chính sách đủ điều kiện vay vốn sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống.

    30/11/2018
    .
  • Tuyên Hóa: Tăng cường diệt chuột bảo vệ cây trồng

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa lượng mưa ít, không có lũ lụt nên chuột sinh trưởng và phát triển nhanh trên diện rộng.

    30/11/2018
    .
  • Khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch

    (QBĐT) - Bằng sự sáng tạo, đam mê và nỗ lực không ngơi nghỉ, nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Bố Trạch đã và đang chọn cho mình hướng khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch. Mô hình trang trại của Phan Minh Nam là một trong những minh chứng nổi bật.

    30/11/2018
    .
  • Huyện Bố Trạch có thêm xã Cự Nẫm về đích nông thôn mới

    (QBĐT) - Năm 2018, huyện Bố Trạch có thêm xã Cự Nẫm đạt chuẩn NTM, đồng thời có 12 xã đạt 19/19 tiêu chí, 4 xã đạt 15-17 tiêu chí, 9 xã đạt 10-14 tiêu chí, 3 xã đạt 5-9 tiêu chí.

     

    30/11/2018
    .
  • Lệ Thủy: Ngư dân được mùa ruốc biển

    (QBĐT) - Từ đầu tháng tháng 11 đến nay, ngư dân các xã bãi ngang Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) trúng đậm mùa ruốc biển, mang lại nguồn thu đáng kể.

    30/11/2018
    .
  • Người tổ trưởng nhiệt huyết

    (QBĐT) - Hơn 15 năm qua, với sự nhiệt huyết, hết lòng vì công việc, chị Phạm Thị Vùng, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh (Quảng Ninh) đã quản lý hiệu quả vốn vay của các thành viên trong tổ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại địa phương.

    30/11/2018
    .
  • Đoàn kết, sáng tạo cán đích nông thôn mới

    (QBĐT) - Cùng với xã Vạn Ninh, Gia Ninh là địa phương thứ hai của huyện Quảng Ninh đăng ký về đích nông thôn mới vào cuối năm 2018. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian qua, Gia Ninh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo. Và đến thời điểm này, Gia Ninh cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí.

    01/12/2018
    .