.

10 năm Nghị quyết "Tam nông" đi vào thực tiễn

.
15:08, Thứ Bảy, 29/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), bộ mặt nông thôn huyện Tuyên Hóa đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, từng bước hướng đến nền nông nghiệp hiện đại.

Hơn 10 năm trước, cũng như nhiều địa phương miền núi khác, xuất phát điểm của huyện Tuyên Hóa rất thấp, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng sản xuất còn phân tán, manh mún, quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Nền kinh tế tập thể hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn, chưa hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 26-NQ/TW được ban hành đã tạo được tiền đề và hướng phát triển mới để huyện Tuyên Hóa đổi mới toàn diện nền nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Huyện xác định đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với ý nguyện của người dân, tạo ra động lực, nguồn lực mới, góp phần thay đổi cơ bản, toàn diện nông nghiệp, nông thôn.

Nhằm phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, chính sách và cách tiến hành xây dựng nông thôn mới đến đông đảo các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho đảng viên, cán bộ và nhân dân hiểu rõ mục đích, nội dung của Nghị quyết số 26.

Đồng chí Trần Hữu Chức, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Tuyên Hóa cho biết, để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cán bộ, đảng viên trong phát triển nông nghiệp; đồng thời, chỉ đạo các xã quy hoạch sản xuất nông nghiệp và ban hành các Nghị quyết về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Sau hơn 10 năm nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, diện mạo vùng nông thôn của huyện Tuyên Hóa đã cơ bản được đổi mới, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng tích cực.

Tuyên Hóa chú trọng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Tuyên Hóa chú trọng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp trong những năm qua có bước phát triển khá, đời sống nông dân được ổn định. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và có tiến bộ, kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường. Nông-lâm-thủy sản phát triển tương đối toàn diện.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất; năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng cao, diện tích cây công ngiệp ngắn ngày, cây rau màu, thực phẩm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả ngày càng nhiều.

Huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, như: ngô, lạc..., bước đầu có hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2017 đạt 536.941 triệu đồng, tăng 220.080 triệu đồng so với năm 2010.

Trong đó, lĩnh vực trồng trọt, huyện đã tập trung chỉ đạo đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất trên diện rộng, chú trọng chất lượng, gắn với thị trường, tăng năng suất, sản lượng và tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Năm 2017, tổng sản lượng lương thực đạt 22.190,9 tấn (tăng 4.997 tấn so với năm 2008).

Huyện Tuyên Hóa cũng chủ động kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt, khuyến khích người dân mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại nhằm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, tỷ lệ bò lai đạt trên 57% so với tổng đàn (tăng 44,8% so với năm 2009).

Năm 2017, sản lượng thịt hơi đạt 7.000 tấn; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 51,5%. Nghề nuôi ong lấy mật, nuôi cá ao hồ, lồng bè tiếp tục duy trì và phát triển, hiện toàn huyện có có 4.748 đàn ong; 70,1ha ao hồ, 383 lồng cá.

Kinh tế trang trại phát triển khá cả về số lượng và quy mô sản xuất; toàn huyện có 16 trang trại sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn mới, trong đó: 13 trang trại chăn nuôi, 2 trang trại lâm nghiệp và 1 trang trại tổng hợp. Liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp từng bước được hình thành và nhân rộng trên các lĩnh vực.

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước phát triển, tỷ trọng thương mại, dịch vụ nông thôn được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chuỗi giá trị của hàng hóa nông, lâm, thủy sản, đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều địa phương không chỉ duy trì được nghề mà còn làm giàu bằng chính nghề truyền thống, trong đó, tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu, như: mộc cao cấp, sản phẩm rèn..., phục vụ nông nghiệp.

Từ đó, Tuyên Hóa xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho chính người dân địa phương. Điển hình như mô hình HTX mây tre đan Vân Sơn ở xã Kim Hóa.

Sau một thời gian đi vào hoạt động, quy mô nhà xưởng cũng như máy móc của HTX mây tre đan Vân Sơn đã được mở rộng hơn nhiều. Sản phẩm tìm được chỗ đứng trên thị trường và dần khẳng định thương hiệu. Thị trường tiêu thụ cũng được trải dài từ Hà Nội vào tận đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện HTX có trên 30 lao động thường xuyên, bình quân thu nhập trên 54 triệu đồng/người/năm. Hàng năm, HTX Vân Sơn cũng phối hợp với các địa phương trong huyện tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo tiền đề thành lập các tổ hợp tác liên kết cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cấp ủy, chính quyền các cấp đã phối hợp các ngành tập trung cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Trong 10 năm, huyện đã đầu tư cứng hóa 164,924km đường giao thông; 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm và được nhựa hóa, bê tông hoá; nâng cấp sửa chữa 80 công trình thủy lợi (hạng mục đầu mối) theo tiêu chuẩn thiết kế mới; kiên cố 11,3 km kênh mương, nâng tổng chiều dài kênh mương được kiên cố lên 182,71km/284,53km; đưa diện tích được tưới nước ổn định cả năm lên 1.947ha.

Năm 2011, huyện bắt đầu tiến hành rà soát để triển khai Chương trình, thời điểm đó, bình quân toàn huyện chỉ đạt 2,6 tiêu chí/xã, nhưng hiện nay đã tăng lên 12,53 tiêu chí/xã. Hiện toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã đạt từ 14 -18 tiêu chí, 11 xã đạt từ 9-13 tiêu chí; 2 xã đạt từ 6-7 tiêu chí.

Sau hơn 10 năm nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết về "Tam nông",sản xuất nông nghiệp của huyện Tuyên Hóa vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, quy mô sản xuất nhỏ do điểm xuất phát về kinh tế-xã hội của huyện còn thấp, sản xuất thuần nông, lệ thuộc vào thời tiết, hàng hóa nông sản khó tiêu thụ, giá cả bấp bênh.

Tuy nhiên, so với trước đây, những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Tuyên Hóa đã đạt được là rất đáng ghi nhận. Bộ mặt nông thôn huyện miền núi rẻo cao Tuyên Hóa có nhiều đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

Nếu như năm 2008, thu nhập bình quân đầu người chưa tới 6 triệu đồng/người/năm thì hiện nay là hơn 20 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm từ 30,84% năm 2009 xuống còn 20,32% năm 2017.

Đồng chí Trần Hữu Chức cho hay, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, trong thời gian tới, huyện Tuyên Hóa tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong đó, huyện tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là phát triển mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng mạnh các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết; đa dạng hóa trong phát triển sản xuất bền vững, chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, huyện chú trọng nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của huyện, tạo bước chuyển toàn diện về phát triển nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

X.Phú
 

,
  • 30 năm thu hút FDI: Nền tảng để ngành dầu khí "cất cánh"

    Kể từ khi hai hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí đầu tiên được Chính phủ Việt Nam ký với nhà thầu AGIP (Italy) vào năm 1978 cho đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí Việt Nam không chỉ giúp mang về nguồn thu từ dầu mỏ lớn cho đất nước mà còn đặt nền tảng quan trọng để ngành dầu khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

    29/09/2018
    .
  • Xây dựng thương hiệu sản phẩm khoai lang vùng cát Thanh Thủy

    (QBDT) - Ngày 28-9, Sở Nông nghiệp-PTNT phối hợp với dự án SNV tổ chức lễ ra mắt Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ (HTX SXKD và DV) khoai lang Lâm Hường (trụ sở tại xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy).  

    29/09/2018
    .
  • Hoạt động thương mại phát triển ổn định

    (QBĐT) - Thời gian qua, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, thị trường giá cả ổn định. Đặc biệt, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ có quy mô lớn, tạo điểm nhấn thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ của địa phương.

    28/09/2018
    .
  • Bố Trạch: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

    (QBĐT) - Ngày 27-9, huyện Bố Trạch tổ chức hội nghị hướng dẫn hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân trên địa bàn. 

    28/09/2018
    .
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

    (QBĐT) - Thời gian qua, hoạt động thương mại biên giới nói chung và xuất nhập khẩu (XNK) nói riêng qua các cửa khẩu biên giới Việt-Lào trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả khả quan.

    28/09/2018
    .
  • 30 năm FDI: "Gạn đục, khơi trong" và giữ chân các nhà đầu tư

    Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, bất động sản nói riêng và đang có xu thế tăng dần trong những năm qua.

    27/09/2018
    .
  • Ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng

    (QBĐT) - Nhờ sự định hướng và chỉ đạo kịp thời của Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), thời gian qua, Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) đã từng bước ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ (KH-CN) nhằm không ngừng đổi mới phương thức điều hành, quản trị doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

    27/09/2018
    .
  • Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm cho hội viên phụ nữ

    (QBĐT) - Vừa qua, Hội LHPN huyện Lệ Thủy phối hợp với Trạm thú y huyện tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia cầm cho 60 hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Tân Thủy và Lâm Thủy (Lệ Thủy). 
     
    27/09/2018
    .