.

Đại Giang… dòng sông hoài cổ-Bài 2: Bản nghèo thủy chung

.
07:39, Thứ Ba, 25/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Nếu tính từ chân cầu Long Đại ngược lên xã Trường Sơn, đôi bờ Đại Giang hiền hòa có rất nhiều bản làng thuộc hai xã miền núi Trường Xuân, Trường Sơn (Quảng Ninh) định cư từ lâu đời: Bắc Kim Sen, Nam Kim Sen, Lâm Ninh, Nước Đắng, Hôi Rấy, Cây Sú, Long Sơn, Tân Sơn, Thượng Sơn… Trong tất cả các bản làng ấy, Nước Đắng, Hôi Rấy cách sông, trở đò nhất. Khi Đại Giang trôi vào hoài cổ, Nước Đắng, Hôi Rấy ít có cơ hội đón khách miền xuôi ghé thăm như thời hoàng kim trước đây. Ấy vậy mà người Vân Kiều vẫn thủy chung, nồng nàn mến khách. Chỉ đơn sơ vậy thôi, tôi chợt thấy ấm lòng.

Từ xã Trường Xuân, chiếc cole của Nguyễn Ngọc Anh chở tôi ngược Đại Giang ròng rã suốt hai giờ đồng hồ thì chạm địa giới bản Nước Đắng. Xuôi xuống một chút về phía bờ Nam là Bến Tiêm, nơi cắm chốt Tổ biên phòng Bến Tiêm thuộc Đồn Biên phòng Làng Mô-Trường Sơn.

Lúa nước tại bản Nước Đắng.
Lúa nước tại bản Nước Đắng.

Trước khi xuôi hay ngược Đại Giang, các phương tiện lưu thông trên sông đều ghé thăm tổ biên phòng… Chuyện này lâu thành thông lệ, trước làm thủ tục kiểm tra, sau khách cùng mấy cán bộ, chiến sỹ biên phòng cắm chốt “buôn chuyện” qua về cho đỡ thèm!

>> Đại Giang… dòng sông hoài cổ-Bài 1: Cổ tích một dòng sông

Nguyễn Ngọc Anh chưa kịp neo cole vào bến, tôi đã nghe một câu chào rõ to phía trên bờ: “Xin chào nhà báo. Đi lạc mô đây?”. Nhìn kỹ, hóa ra cố nhân, thiếu tá Hồ Tiến Dũng, người từng đồng hành cùng tôi trong chuyến vào Dốc Mây, bản xa xôi nhất thuộc xã Trường Sơn hồi tháng 6-2017.

Thiếu tá Dũng bảo: “Anh tăng cường về tổ biên phòng Bến Tiêm từ tháng 4-2018. Bây giờ cùng với anh em trong tổ trở thành người nhà đồng bào Vân Kiều hai bản Nước Đắng, Hôi Rấy rồi đó”.

Rời tổ biên phòng Bến Tiêm, chúng tôi qua Nước Đắng, bản chênh vênh sát ngay bờ sông. Dòng Đại Giang theo thời gian, theo quy luật “bên lở, bên bồi” khoét dần đất của bản tạo thành một bức tường cao ngút mắt, lối lên bản duy nhất bằng cách vượt qua bức tường đất hóc hiểm kia. Trưa nắng khô khốc, mấy đứa trẻ Vân Kiều vắt vẻo nơi vách đất ngó lom lom khách lạ rồi hè nhau chạy túa tán, mất hút sau những nếp nhà sàn bé nhỏ.

Cố nhân nơi bản Nước Đắng mà tôi phải đến “trình diện” không ai khác chính là Hồ Hơn, Trưởng bản. Ông trưởng bản này có một trí nhớ rất tuyệt vời, nắm chắc tình hình cộng đồng dân cư mình trong lòng bàn tay.

Khách khen Hồ Hơn chu đáo, ông cười rổn rảng: “Bản chỉ vẻn vẹn 35 nóc nhà, 133 khẩu, không nhớ, làm trưởng bản mà làm gì!" "Câu chuyện về đời người, đời bản Nước Đắng gói trọn trong một chữ “nghèo”-Hồ Hơn tâm sự- “Nhưng so với mười năm trước nhà báo thấy khác gì không? Đồng bào biết trồng lúa nước, đào ao nuôi cá, làm khoảng 35 ha đất màu trồng ngô, khoai, sắn…

Bình quân mỗi hộ nuôi khoảng 3 con trâu, bò, nhiều nhất thì 6, 7 con. Khác… khi người Vân Kiều bản Nước Đắng được sử dụng điện năng lượng mặt trời. Có điện sáng, nhiều nhà mua sắm ti vi, quạt điện và các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày”.

Nhắc lại chuyện ngày xưa, ánh mắt Trưởng bản Hồ Hơn chùng xuống, đượm buồn: “Nhiều năm nay rồi, dân bản chẳng biết đi đâu, quanh năm quẩn quanh nơi bản nhỏ, dòng Đại Giang không còn vui, ít khách miền xuôi thăm viếng. Tội nhất là mất đứa nhỏ, ngoài giờ đến trường học chữ, thời gian còn lại ra ngồi trên bờ, nhìn về dòng sông, ước mơ đến một sự đổi thay, bản làng vui lên, không còn heo hút như bây giờ”.

Từ bản Nước Đắng lên Hôi Rấy khoảng năm cây số đường chim bay, đi đò hết hai chục phút. Hôi Rấy có 37 hộ, 141 khẩu. Toàn bản sở hữu 120 con trâu bò, bình quân mỗi hộ làm từ 3 đến 4 sào lúa rẫy. Khoảng những năm 2000, tại bản Hôi Rấy có một dự án dẫn nước từ trên núi cao xuống bản, vừa bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào, vừa có thể khai hoang trồng được 10ha lúa nước. Tuy nhiên, dự án “bất khả thi”, nước sinh hoạt thì tạm ổn nhưng chuyện lúa nước trở thành hoài cổ.

Buổi chiều… tôi ghé thăm nhà Hồ Ba, giữ chức Trưởng bản Hôi Rấy qua hai nhiệm kỳ. Hồ Ba vừa cùng vợ đi rẫy về, quần cộc, lưng trần đang đỏ lửa nấu cơm buổi tối. Thấy khách quen, Hồ Ba nhận ra ngay nơi chân cầu thang.

“Tao đang nấu cơm, mời nhà báo ở lại dùng cơm nghe!”, Trưởng bản chân tình. Vơ vội tấm áo khoác vào người, Hồ Ba cùng tôi thăm một vòng quanh bản. Dường như để ngầm khoe với khách, Hồ Ba cho tôi thăm những gia đình “khá giả” nhất bản. Khá, theo lý Hồ Ba là có nhà sàn chắc chắn, nuôi nhiều trâu, nhiều bò như Hồ Sỹ, Hồ Nựa… “Bản còn đến tám gia đình nghèo nhất trong những hộ nghèo do mới tách khẩu, thiếu rẫy, thiếu trâu bò, thương lắm mà chẳng biết kêu ai hỗ trợ”, Hồ Ba cho biết.

Những ngôi nhà sàn ở Hôi Rấy, Nước Đắng xạm lại theo thời gian, thế hệ thanh niên trong bản không chịu cảnh cô quạnh, “bứt phá” ra ngoài đi tìm chồng, tìm vợ hoặc ngược lên các bản gần trung tâm xã hoặc xuôi về Trường Xuân, xa hơn bám theo đường 10 vào Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy (Lệ Thủy)…

Bây giờ Hôi Rấy, Nước Đắng đón nhận một thế hệ khác ra đời với 50 trẻ em ở Hôi Rấy và 30 cháu tại Nước Đắng. Hạnh phúc của bọn trẻ hai bản là được các thầy, cô giáo từ miền xuôi lên cắm bản dạy chữ, học hành đàng hoàng trong những lớp học mới đầu tư khang trang, ấm tình người.

<img alt="Dù bị " trôi="" vào="" miền="" hoài="" cổ="" "="" nhưng="" bản="" hôi="" rấy="" vẫn="" có="" nhiều="" sự="" đổi="" thay.="" itemprop="image" data-cke-saved-src="https://baoquangbinh.vn/dataimages/201809/original/images629861_0985.jpg" src="https://baoquangbinh.vn/dataimages/201809/original/images629861_0985.jpg" style="width: 734px; height: 430px;">
Dù bị "trôi vào miền hoài cổ" nhưng bản Hôi Rấy vẫn có nhiều sự đổi thay.

“Đồng bào quan tâm nhất hiện giờ là đầu tư cho con em mình đến trường, học lấy cái chữ Bác Hồ, may mắn sau này đổi đời”, Hồ Ba suy tư, bộc bạch thế bên dòng Đại Giang trong bóng chiều nhập nhoạng.

Trong cô độc của thế cách sông, trở đò, người Vân Kiều tại Hôi Rấy, Nước Đắng vẫn thủy chung, sắt son, sống trọn vẹn nghĩa tình trước sau như một. Nhờ thế dù có bị “lãng quên” bao nhiêu năm nay thì Nước Đắng, Hôi Rấy vẫn nhiều đổi thay theo chiều hướng tích cực. Số lượng trâu bò đông hơn, hộ gia đình nào cũng có trâu bò. Hệ thống điện sáng bằng năng lượng mặt trời đưa vào sử dụng.

Nhiều hộ dân mua sắm ti vi, điều tưởng chừng nhỏ nhoi này lại là ước mơ cháy khát của đồng bào đằng đẵng nhiều thế hệ. Các điểm trường học xây dựng mới, đủ giáo viên cắm bản. Trong gian nan, vất vả, những con chữ gieo xuống, “neo” lại chắc chắn nơi “sơn cùng thủy tận”…

Vào buổi chiều thanh bình, ngồi phía trước bản Hôi Rấy, lắng nghe tiếng trẻ Vân Kiều đọc bài ngân nga, lan tỏa ra khắp một vùng sông nước đầu nguồn Đại Giang, thấy ấm lòng. Càng thân thương, trân quý chi lạ bản nghèo thủy chung!

Ngô Thanh Long
 

,
  • Mùa thu về nhớ Đại tướng

    (QBĐT) - Cứ mỗi mùa thu tháng Tám, muôn triệu người dân đất Việt, đặc biệt là người con Quảng Bình lại nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng dân tộc, vị tướng của nhân dân, người con ưu tú của quê hương "hai giỏi"...

    25/08/2018
    .
  • Tháng bảy về, nhớ hội xưa

    (QBĐT) - Trong văn hóa Việt Nam, rằm tháng bảy âm lịch vừa là lễ Vu Lan, vừa là lễ xá tội vong nhân. Ngược dòng thời gian, rằm tháng bảy là dịp để tiếng trống hội rộn rã vang lên khắp các làng quê Quảng Bình. Đó là câu chuyện của những ngày xưa cũ, mà nay chỉ còn trong hoài niệm.

    25/08/2018
    .
  • Đại Giang… dòng sông hoài cổ-Bài 1: Cổ tích một dòng sông

    (QBĐT) - Đã có một thời Đại Giang (Long Đại), con sông lớn "đâm" từ trong trùng điệp núi non Trường Sơn về "hội nhập" cùng Kiến Giang, hòa thành sông Nhật Lệ đổ ra biển Đông trở thành một tuyến giao thông tấp nập "trên bến, dưới thuyền" ngược lên tận xã biên giới Trường Sơn (Quảng Ninh). 

    24/09/2018
    .
  • Chuyện kể về nữ anh hùng Quảng Bình hai lần được gặp Bác Hồ

    (QBĐT) - Đối với mỗi người dân Việt Nam, niềm vinh dự lớn nhất là được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh dù chỉ một lần trong đời.

    18/09/2018
    .
  • Vẹn tình sản vật dòng Gianh

    (QBĐT) - Chảy qua xã Cảnh Hóa và Phù Hóa (Quảng Trạch), Văn Hóa (Tuyên Hóa), dòng sông Gianh hùng vĩ đã ban tặng cho nơi đây những con hến, con chắt chắt bé nhỏ nhưng thấm nghĩa vẹn tình. Để bắt nó, người ta phải canh con nước ròng, rồi lội ra giữa dòng, miệt mài đãi từng mành cát.

    09/09/2018
    .
  • Về Minh Hóa, thăm dấu tích lịch sử

    (QBĐT) - Xã miền núi Minh Hóa (huyện Minh Hóa) mang trong mình những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Và trên mảnh đất này vẫn còn đó những địa danh mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Đến nay, người Minh Hóa vẫn gìn giữ, bảo tồn đình Kim Bảng và hang lèn Cây Quýt như những chứng tích hào hùng của lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
     
    05/08/2018
    .
  • Cảnh Hoá chuyển mình...

    (QBĐT) - Đến xã Cảnh Hoá (huyện Quảng Trạch) đúng dịp kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với bộ mặt nông thôn đang ngày càng khởi sắc.

    01/09/2018
    .
  • Diện mạo mới ở vùng quê cách mạng

    (QBĐT) - Nằm ở vùng hạ lưu sông Gianh, xã Châu Hoá là địa phương giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng với bề dày văn hóa, lịch sử hào hùng. Cách đây tròn 73 năm, Châu Hóa hừng hực khí thế đấu tranh cách mạng, góp phần làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ của dân tộc.

    01/09/2018
    .