.

Diện mạo mới ở vùng quê cách mạng

.
20:10, Thứ Bảy, 01/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Nằm ở vùng hạ lưu sông Gianh, xã Châu Hoá là địa phương giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng với bề dày văn hóa, lịch sử hào hùng. Cách đây tròn 73 năm, Châu Hóa hừng hực khí thế đấu tranh cách mạng, góp phần làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ của dân tộc.

Giai đoạn năm 1936-1939, phong trào đấu tranh cách mạng đã bắt đầu lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Tuyên Hóa. Mặc dù bị thực dân phong kiến đàn áp tàn bạo. nhưng các phong trào tự phát của nhân dân đã phát triển mạnh mẽ, như: đòi dân sinh, dân chủ; đòi phân cấp lại ruộng đất...

Tháng 2-1943, đồng chí Vũ Huệ được Phủ uỷ Quảng Trạch phân công về tìm hiểu phong trào ở Thanh Thuỷ, Ngọa Cương. Sau khi xem xét phong trào, thẩm tra đảng viên, đồng chí Huệ đã thành lập chi bộ ghép Thanh Thuỷ - Ngọa Cương gồm 3 đồng chí (Lê An, Cao Toàn, Trần Diên), do đồng chí Lê An làm bí thư.

Thời gian sau đó, tại Châu Hóa, nhiều thanh niên tiếp tục được giác ngộ lý tưởng cách mạng và kết nạp vào hàng ngũ của Đảng, như: đồng chí Phan Cân, Nguyễn Ư, Lê Thiền,Trần Trác, Dương Hích, Nguyễn Quê, Lê Tịnh. Từ sự ra đời của chi bộ Thanh Thủy – Ngọa Cương, phong trào cách mạng đã ngấm ngầm phát triển như một luồng gió mới thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân trong vùng.

Đua thuyền truyền thống trở thành hoạt động hàng năm của xã Châu Hóa chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9.
Đua thuyền truyền thống trở thành hoạt động hàng năm của xã Châu Hóa chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Thanh Thủy, các tổ chức quần chúng được thành lập và hoạt động. Các hội tương tế, cộng lực, lợp nhà, đi săn lần lượt được thành lập ở thôn Lâm Lang, Uyên Phong, Kinh Châu để nông dân tương trợ lẫn nhau, giảm bớt tệ nạn, đồng thời tạo điều kiện tập trung hợp pháp nhằm tuyên truyền, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho quần chúng.

Đầu tháng 8-1945, để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, Chi bộ Thanh Thủy đã tổ chức xây dựng lực lượng, rèn vũ khí, đồng thời chọn nhiều thanh niên ưu tú trong các làng ở Châu Hóa tham gia huấn luyện chiến sỹ tự vệ.

Ngày 22-8-1945, Tuyên Hoá nhận được lệnh khởi nghĩa. Rạng sáng ngày 23-8-1945, tất cả các lực lượng cách mạng ở Tuyên Hoá tiến thẳng về huyện lỵ Minh Cầm để giành chính quyền.

Tại Châu Hóa, lực lượng cách mạng di chuyển theo hai hướng đường sông và đường bộ. Họ mang theo băng cờ, gươm dao, giáo mác, gậy gộc ào ào kéo vào phủ lỵ hô vang khẩu hiệu "Đả đảo phát xít Nhật Pháp", "Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim", "Ủng hộ Mặt trận Việt Minh".

Sau khi giành được chính quyền ở huyện, quần chúng nhân dân Châu Hóa dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Thanh Thủy đã kéo đến nhà các lý trưởng trong xã thu hồi ấn triện, đồng thời bầu ra các chức chủ chốt trong xã, chính thức lật đổ chính quyền tay sai, xóa bỏ chế độ thống trị thực dân, phong kiến.

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền thực sự về tay nhân dân. Người dân Châu Hóa phấn khởi, hăng hái, đồng tâm chăm lo xây dựng và bảo vệ thành quả của cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân Châu Hóa luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất, góp phần cùng cả nước lập nên nhiều chiến công vĩ đại.

Với truyền thống cách mạng và nhiều thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, năm 2003, Châu Hóa đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Châu Hóa luôn đoàn kết, chung sức chung lòng, tích cực đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Điều dễ nhận thấy nhất trong những đổi thay của vùng đất giàu truyền thống cách mạng Châu Hóa hôm nay là giao thông nông thôn đi lại thuận tiện, các trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang, đời sống người dân đang từng bước được nâng cao.

Ông Trương Thanh Lam, Bí thư Đảng ủy xã Châu Hóa cho biết, để tạo nên những đổi thay đó, Đảng ủy xã qua các thời kỳ đã đề ra các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó, chú trọng đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, như: đường, điện, trạm bơm tưới tiêu, bê tông hóa hệ thống kênh mương nội đồng và củng cố, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Bên cạnh đó, xã thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật nông nghiệp để áp dụng vào sản xuất, mở các lớp đào tạo nghề và định hướng cho các hộ dân cải tạo vườn tạp, chuyển những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh để tăng thu nhập...

Là xã miền núi, còn rất nhiều khó khăn, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, nhưng với truyền thống cần cù lao động, anh dũng trong đấu tranh cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Châu Hóa đã nỗ lực vượt khó, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2015, Châu Hóa là địa phương đầu tiên của huyện Tuyên Hóa cán đích xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, Châu Hóa vẫn giữ vững 19 tiêu chí và đang từng bước phát triển hoàn thiện.

73 năm sau thành công cách mạng mùa thu 1945, người dân Châu Hóa hôm nay luôn tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương. Những ngày này, từ trên cầu Châu Hóa tỏa đi khắp các nẻo đường, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới như chứng kiến quê hương đang ngày càng đổi mới. Và với truyền thống của vùng quê cách mạng, tin rằng Đảng bộ và nhân dân Châu Hóa sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

X.Phú
 

,
  • Tấm gương người nữ liệt sỹ

    (QBĐT) - Liệt sĩ Nguyễn Thị Khư ở Quảng Hòa, Quảng Trạch sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. 

    30/07/2018
    .
  • Ngạc nhiên Tân Hóa

    (QBĐT) - Sau trận lũ lịch sử năm 2010, nhiều người dân xã Tân Hóa (Minh Hóa) đã có ý định bỏ đi khỏi làng vì khiếp sợ trước cảnh tàn phá khủng khiếp của cơn đại hồng thủy.

    27/07/2018
    .
  • Tháng bảy về, nhớ hội xưa

    (QBĐT) - Trong văn hóa Việt Nam, rằm tháng bảy âm lịch vừa là lễ Vu Lan, vừa là lễ xá tội vong nhân. Ngược dòng thời gian, rằm tháng bảy là dịp để tiếng trống hội rộn rã vang lên khắp các làng quê Quảng Bình. Đó là câu chuyện của những ngày xưa cũ, mà nay chỉ còn trong hoài niệm.

    25/08/2018
    .
  • Mùa thu về nhớ Đại tướng

    (QBĐT) - Cứ mỗi mùa thu tháng Tám, muôn triệu người dân đất Việt, đặc biệt là người con Quảng Bình lại nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng dân tộc, vị tướng của nhân dân, người con ưu tú của quê hương "hai giỏi"...

    25/08/2018
    .
  • Về giá trị lịch sử-văn hoá của sắc phong thời phong kiến ở Quảng Bình

    (QBĐT) - Sắc phong là tài sản quý giá về tinh thần của người dân trong văn hóa làng xã. 

    22/07/2018
    .
  • Xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-khe NướcTrong: Cần thiết và cấp bách

    (QBĐT) - Khu rừng Động Châu-Khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy) là một trong những khu vực có giá trị về đa dạng sinh học, lưu giữ các đặc điểm nổi bật và độc đáo của dãy Trường Sơn, được nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đánh giá cao.

    18/07/2018
    .
  • Về Minh Hóa, thăm dấu tích lịch sử

    (QBĐT) - Xã miền núi Minh Hóa (huyện Minh Hóa) mang trong mình những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Và trên mảnh đất này vẫn còn đó những địa danh mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Đến nay, người Minh Hóa vẫn gìn giữ, bảo tồn đình Kim Bảng và hang lèn Cây Quýt như những chứng tích hào hùng của lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
     
    05/08/2018
    .
  • Cảnh Hoá chuyển mình...

    (QBĐT) - Đến xã Cảnh Hoá (huyện Quảng Trạch) đúng dịp kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với bộ mặt nông thôn đang ngày càng khởi sắc.

    01/09/2018
    .