.

Phấp phỏng bên sông...

.
14:25, Thứ Năm, 27/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều hàng cây chắn lũ, giữ đất hàng chục năm nay đã bị trôi theo dòng nước... Tình trạng này khiến cho các hộ dân xã Mai Thủy (Lệ Thủy) ven sông Kiến Giang sống trong nỗi phấp phỏng, lo âu...

Câu chuyện sông Kiến Giang “nuốt” đất ở khu vực này xảy ra từ nhiều năm nay. Đó là thời điểm các điểm mỏ khai thác cát sạn được quy hoạch đẩy lên, tập trung ở phía đầu nguồn sông Kiến Giang.

Cũng từ đây, hoạt động khai thác cát sạn trên khúc sông này trở nên tấp nập hơn bao giờ hết. Con sông dường như không lúc nào ngơi ngớt tiếng ca nô, tiếng máy hút cát. Lòng sông bị đào bới. Nước sông lúc nào cũng đục ngầu.

Những hàng tre giữ đất hàng chục năm giờ đây không thể đứng vững trước tình trạng sạt lở xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Những hàng tre giữ đất hàng chục năm giờ đây không thể đứng vững trước tình trạng sạt lở xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

Anh Đinh Xuân Lớn, Trưởng thôn Thái Xá, xã Mai Thủy cho biết, khoảng từ năm 2014 trở lại đây, chỉ riêng khúc sông Kiến Giang qua xã Mai Thủy có đến 3 điểm được cấp phép khai thác cát, sạn, trong đó, 1 điểm dành cho các ca nô nhỏ, 2 điểm do “tàu cuốc” của Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phú Hà khai thác.

Giờ “tàu cuốc” của Công ty này đã dời đến điểm khai thác thứ 2. Trước đây, bờ sông cũng có bị lở, nhưng khoảng 2, 3 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Những hàng tre, cây cổ thụ bên sông đều bị “nuốt” hết cả. Tình trạng khai thác cát sạn “nóng” đến nỗi thôn phải thành lập tổ dân phòng để “canh” và đẩy đuổi các thuyền khai thác cát gần bờ.

“Lúc trước, bờ sông thoai thoải, nhưng bây giờ, suốt cả một dải bờ sông như một bức vách dựng đứng. Chúng tôi đo thì thấy sâu cả chục mét. Mấy hàng tre sót lại, chỉ còn bám vào đất một nửa. Tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng, khiến cho hàng chục hộ dân sinh sống ven bờ sông không thể yên tâm “an cư lạc nghiệp”.

Hiện toàn thôn chúng tôi có khoảng 30 hộ dân sống ven sông, trong đó có 15 hộ thuộc diện nguy cấp. Cần phải có giải pháp gì đó, chứ không thể để người dân sống trong tình cảnh này mãi được”, anh Lớn sốt ruột nói.   

Nhà ông Nguyễn Văn Lịch trước đây cách bờ sông khoảng 14 đến15m, nhưng giờ đây khoảng cách thu hẹp lại chỉ còn khoảng 6m. Ông Lịch cho biết: “Lúc trước, dưới bờ sông, gia đình tôi còn có bãi bồi để cấy lúa, trồng rau. Nhưng rồi bãi bồi cũng bị sông lấy mất. 3 hàng tre đã trồng mấy chục năm nay để chắn lũ, giữ đất, giờ cũng không còn.

Mấy năm trở lại đây, dù lũ lụt ít, nhưng tình trạng sạt lở đất không dừng lại. Hễ cứ đến mùa lũ là cả nhà phấp phỏng không yên”. Mấy năm trước, vì không yên tâm trước cảnh sạt lở, gia đình ông Lịch đã nhiều lần đề nghị chính quyền các cấp xin được di dời đến nơi khác.

Trong lúc đợi cấp trên cho phép, ông Lịch phải trồng tre gia cố thêm, nhưng cứ trồng được một thời gian là đất sạt lở, tre lại trôi sông. Cách đó mấy ngôi nhà, gia đình ông Hoàng Công Sẵn cũng phấp phỏng không yên, khi nhà ông chỉ còn cách bờ sông 5m.

Ông Sẵn cho biết: “Hàng tre thì vẫn còn nhưng bị hụt chân hết cả. May mấy năm trở lại đây không có lũ, chứ không chỉ một trận, chắc cũng không trụ lại được, vì nước lũ ở đây chảy rất xiết. Năm nào tôi cũng chặt tre đóng cọc gia cố thêm. Nhưng đó là giải pháp tạm thời, nếu Nhà nước có chủ trương di dời, thì tôi cũng đi chứ sống ở đây cũng không yên tâm được”.

Anh Đinh Xuân Lớn cho biết thêm: "Người dân thôn chúng tôi chỉ có 2 yêu cầu mong cấp trên xem xét. Một là, tiến hành kiểm tra đánh giá về những tác động của việc khai thác cát sạn đối với bờ sông của khu vực này để điều chỉnh lại việc cấp phép khai thác cát sạn cho phù hợp. Hai là, phải đầu tư xây dựng kè chống xói lở, nhằm hạn chế tình trạng sạt lở xảy ra. Còn trước mắt nên di dời các hộ dân khỏi các khu vực sạt lở nghiêm trọng".

Cây lội cao gần 15m bên bờ sông, giờ chỉ còn nhìn thấy ngọn cây.
Cây lội cao gần 15m bên bờ sông, giờ chỉ còn nhìn thấy ngọn cây.

Ông Phan Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Mai Thủy thừa nhận, tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn xã xảy ra từ năm 2011 đến nay. Vùng sạt lở tập trung chủ yếu ở 2 thôn Thái Xá và Mai Thượng. Trong đó, thôn Thái Xá xảy ra nghiêm trọng nhất, vì đây là khu vực tập trung các điểm khai thác cát sạn.

Từ khi có ý kiến người dân phản ánh, kiến nghị về tình trạng sạt lở bờ sông đe dọa đến cuộc sống, sinh hoạt, xã đã tiến hành thống kê các hộ dân bị ảnh hưởng trình lên UBND huyện xin chủ trương.

Hiện, trên địa bàn có 11 hộ dân ở 2 thôn trên nằm trong diện nguy cấp cần phải di dời. Xã đã bố trí các vùng tái định cư để khi có chủ trương của huyện sẽ tiến hành di dời. Cũng theo ông Chủ tịch UBND xã, tình trạng sạt lở bờ sông bấy lâu nay, không loại trừ nguyên nhân do sự tác động của việc khai thác cát sạn. Đây cũng là vấn đề, chính quyền địa phương rất đau đầu.

Mặc dù, xã và các thôn ở khu vực này đều thành lập tổ theo dõi, giám sát hoạt động khai thác cát sạn, nhưng cũng không thể quản lý hết được. Và khi lòng sông bị biến dạng do việc khai thác cát, sạn, không sớm thì muộn tình trạng sạt lở cũng sẽ xảy ra.

Dương Công Hợp
 

,
  • Sạt lở bờ sông Gianh: Nỗi lo trước mùa mưa bão

    (QBĐT) - Không chỉ "nuốt trôi" đất sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, sạt lở hai bên bờ sông Gianh đi qua địa bàn huyện Tuyên Hóa còn đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân định cư nơi đây.

    28/10/2018
    .
  • Tìm lại quãng đời tuổi thơ K8-Bài 3: Thanh Hoá-miền quê trong ký ức

    (QBĐT) - Đoàn K8 của chúng tôi đến xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào lúc khoảng 9h tối và tất cả tập trung ở sân kho đội 5 HTX Quyết Thắng (thôn Thượng). Bà con đã đến ở đó rất đông, họ lần lượt đưa chúng tôi về nhà theo một bản danh sách, do một bác khá lớn tuổi xướng lên.

    27/12/2018
    .
  • Tìm lại quãng đời tuổi thơ K8-Bài 2: K8-Cuộc "Thiên di" chan chứa tình người

    (QBĐT) - Ngày xa nhà đi K8, tôi mới 9 tuổi, đi trong bom đạn, đi trong nỗi ngơ ngác xen lẫn niềm hứng khởi của một chuyến đi xa và đi mà không biết khi nào về lại, đặc biệt đâu biết sẽ có ngày hôm nay ngồi viết thế này. Cho nên nhiều chuyện hoặc đã bị quên, hoặc nhớ không chính xác, nhất là thời gian và địa điểm...
     
    26/12/2018
    .
  • Tìm lại quãng đời tuổi thơ K8-Bài 1: Nghĩ về một tầm nhìn của Đảng và Nhà nước

    (QBĐT) - Trước hết, tôi xin cảm ơn những người bạn ở Lệ Thủy-Quảng Bình đã từng đi K8 đề xuất viết bài ôn lại ký ức của những ngày đi K8. Phải nói là đây là một việc rất đáng làm, nhưng lâu nay vì bận rộn, vì thiếu quyết tâm, vì thiếu người thúc giục…, nên không chịu làm. Thật có lỗi!

    25/12/2018
    .
  • Trọn vẹn nghĩa tình đồng đội

    (QBĐT) - Từng sát cánh bên nhau qua những tháng năm kháng chiến của dân tộc, hòa bình lập lại, những người lính Bộ đội Cụ Hồ năm xưa lại tiếp tục động viên, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống đời thường.

    25/12/2018
    .
  • Những người 'gieo chữ' dưới chân núi Giăng Màn

    (QBĐT) - Dưới chân dãy núi Giăng Màn quanh năm mây mù bao phủ, có những địa danh chỉ nghe tên đã thấy xa xôi, cách trở như Lòm, Chà Cáp, Si, Dộ, Tà Vờng... Ở đó, có những thầy giáo, cô giáo đã hàng chục năm miệt mài cắm bản gieo từng con chữ. Sự có mặt của họ đã trở thành điểm tựa, niềm tin và hy vọng của con em đồng bào người Khùa, người Mày nơi mảnh đất biên cương này.

    18/11/2018
    .
  • Trên phá Tam Giang nghĩ về Hạc Hải

    (QBĐT) - Ngày cuối tháng 10 đầy nắng, theo lời mời của những người bạn đồng nghiệp Báo Thừa Thiên-Huế, chúng tôi đến với phá Tam Giang–vùng đầm phá lớn bậc nhất Đông Nam Á.

    11/11/2018
    .
  • Mùa lúa rẫy bên mái Giăng Màn

    (QBĐT) - Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 11, khi tiết trời giao mùa se lạnh, hoa lau nở trắng khắp núi rừng, cũng là lúc cây lúa rẫy của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa, Trọng Hóa (Minh Hóa) trĩu hạt óng vàng bên mái Giăng Màn.

    11/11/2018
    .