.

Quảng Ninh: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn theo hướng đồng bộ

.
08:34, Thứ Bảy, 07/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - Xác định hạ tầng giao thông (HTGT) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương, thời gian, qua huyện Quảng Ninh đã huy động tối đa mọi nguồn lực, đầu tư phát triển HTGT theo hướng đồng bộ.
 
Huyện Quảng Ninh hiện quản lý 12 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 69,2km; trong đó có nhiều tuyến đường, như: Nam Long-Khe Ngang, Lương Yến-Lệ Kỳ-Vĩnh Tuy, Thế Lộc-Cổ Hiền-Nam Long…, đã được nhựa hóa; số còn lại đều đã được bê tông hóa với bề rộng mặt đường trên 3,5m.
 
Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh mặc dù phát triển khá nhanh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
 
Nhiều tuyến đường đến giai đoạn này được đánh giá là “chật hẹp”; nhiều đoạn bị sạt lề, lún nền, nứt nẻ mặt đường và đứng trước nguy cơ xuống cấp nhanh nếu không bố trí nâng cấp đầy đủ, kịp thời.
 
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Khảm, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Quảng Ninh chia sẻ: "Với đặc thù địa hình thấp trũng nghiêng từ Tây sang Đông, hệ thống đường bộ của huyện Quảng Ninh thường xuyên chịu tác động của bão lũ gây ngập trên diện rộng và lâu ngày khiến chất lượng các công trình đường giao thông ngày càng có dấu hiệu xuống cấp. Các tuyến đường ở khu vực miền núi 2 xã Trường Xuân, Trường Sơn thường xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt mưa lũ gây sạt lở, hư hỏng. Kèm theo đó, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây đã khiến nhiều tuyến đường, đoạn tuyến có lưu lượng giao thông vượt quá năng lực lưu thông thiết kế. Khó khăn trong việc kiểm soát tải trọng xe, sự mất cân bằng giữa các phương thức vận tải cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hư hỏng trên hệ thống đường bộ của huyện".
 
Xác định HTGT phải đi trước một bước, cùng với sự quan tâm của tỉnh, huyện Quảng Ninh đã huy động các nguồn lực đầu tư mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
 
Giai đoạn 2016-2021, huyện Quảng Ninh đã bố trí nguồn vốn khoảng 500 triệu đồng/năm để duy tu, sửa chữa các hư hỏng nhỏ, cục bộ nền mặt đường các tuyến đường huyện quản lý để duy trì khả năng thông hành của phương tiện.
Trong 2 năm (2019-2020), Quảng Ninh đã bố trí nguồn vốn từ ngân sách huyện khoảng 20 tỷ đồng/năm để đầu tư các tuyến đường trọng yếu.
Trong 2 năm (2019-2020), Quảng Ninh đã bố trí nguồn vốn từ ngân sách huyện khoảng 20 tỷ đồng/năm để đầu tư các tuyến đường trọng yếu.
Riêng trong năm 2019 và 2020, huyện đã bố trí nguồn vốn từ ngân sách huyện khoảng 20 tỷ đồng/năm (từ 1-5 tỷ đồng/công trình) để đầu tư nâng cấp một số tuyến đường trọng yếu trên địa bàn, trong đó chủ yếu là nâng cấp cải tạo mở rộng nền, mặt đường để các phương tiện lưu thông được thuận lợi, an toàn; tuy nhiên, việc nâng cấp hiện chỉ chiếm 20-30% tổng chiều dài toàn tuyến.
 
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Trung Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho hay, trên cơ sở tranh thủ các nguồn lực đầu tư, cùng với nâng cấp, sửa chữa HTGT, huyện Quảng Ninh ưu tiên phát triển các tuyến đường thiết yếu có ý nghĩa kết nối.
 
Có thể kể đến tuyến đường từ Hà Thiệp đi Gia Ninh (kinh phí dự kiến 160 tỷ đồng) với tổng chiều dài 13km, quy hoạch rộng 25m, hiện trạng đường đi trên vùng cát Võ Ninh, Gia Ninh chạy song song Quốc lộ 1.
 
Đây là tuyến đường nằm trong quy hoạch đô thị Dinh Mười và vùng phụ cận, dự kiến sau khi hoàn thành xây dựng sẽ mở ra cơ hội phát triển quỹ đất phía Đông các khu dân cư hiện hữu.
 
Bên cạnh đó là tuyến đường Gia Ninh đi Vạn Ninh với kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 80 tỷ đồng. Theo quy hoạch, tuyến đường này dài 13km, mặt đường rộng 36m với điểm đầu từ Dinh Mười, điểm cuối là Km0 đường 10 cũ (Vạn Ninh) và đang được Sở Giao thông vận tải đưa vào quy hoạch Quốc lộ 9B.
 
Hiện 5km đầu của tuyến đường đã được bê tông hóa với nền đường rộng 5,5-7m; số còn lại là ruộng lúa cũng đã được phép chuyển đổi. Dự kiến sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến đường này sẽ đóng vai trò “chiến lược”, thúc đẩy kinh tế-xã hội của các xã vùng Nam huyện, như: Vạn Ninh, An Ninh, Tân Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh..., phát triển kịp với các vùng khác trên địa bàn.
 
Cùng với cơ chế, chính sách quản lý, bảo trì một cách hợp lý, hiệu quả, huyện Quảng Ninh đã huy động sự tham gia của các cấp chính quyền và người dân trong phát triển hệ thống giao thông nông thôn.
 
Riêng trong năm 2020, toàn huyện đã bê tông hóa các tuyến đường liên xã, trục thôn, ngõ xóm với tổng chiều dài 26,2km; nâng cấp, sửa chữa 16,3km, gồm: xây dựng đường vào xóm mới bản Lâm Ninh (xã Trường Xuân), đường giao thông nội vùng bản Cây Sú (xã Trường Sơn); đường từ bản Nà Lâm (xã Trường Xuân) đi xã Trường Sơn...
 
Huyện Quảng Ninh phấn đấu trong thời gian tới, tỷ lệ các đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.
 
Theo đó, huyện tiếp tục đề xuất các cấp quan tâm đầu tư xây dựng các trục đường mới, góp phần kết nối giữa các vùng trên địa bàn huyện với các trục đường chính của tỉnh; đồng thời, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường chính, trọng yếu trên địa bàn huyện nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
 
“Với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, là điều kiện đầu tiên phát triển kinh tế-xã hội, thời gian tới, huyện Quảng Ninh tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực từ ngân sách Trung ương, địa phương và tiềm năng to lớn từ sự chung tay góp sức của nhân dân; đa dạng hóa mọi nguồn lực, sử dụng hợp lý ngân sách đồng thời lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn”, ông Phạm Trung Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết thêm.
 
Theo số liệu thống kê từ phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Quảng Ninh, chỉ tính riêng hệ thống giao thông đường bộ, toàn huyện hiện có 6 tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 130km; 2 tuyến đường tỉnh lộ 559 và 564B với tổng chiều dài 36,5km; đường đô thị qua thị trấn Quán Hàu 27km; 12 tuyến đường huyện; 482 tuyến đường xã với tổng chiều dài trên 308km...
 
Thanh Hải
 
 
 
,
  • Thụy Sỹ hỗ trợ Việt Nam 80 triệu USD cải thiện môi trường kinh doanh

    Ngày 6-8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và ông Ignazio Cassis, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Thụy Sỹ đã dự Lễ công bố "Chương trình hợp tác Thụy Sỹ và Việt Nam giai đoạn 2021-2024", được tổ chức trực tuyến tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    07/08/2021
    .
  • Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện giảm tiền điện đợt 4

    Ngày 6-8, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31-7-2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã ký văn bản gửi các Sở Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam hướng dẫn thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt 4.

    07/08/2021
    .
  • Kết nối du lịch các địa phương miền Trung Việt Nam với Pháp

    (QBĐT) - Ngày 6-8, thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối với các doanh nghiệp lữ hành Pháp.

    06/08/2021
    .
  • Đường dây 500 kV mạch 3, đoạn Vũng Áng - Dốc Sỏi chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng

    Sau khi hoàn thành đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2 thuộc Dự án đường dây 500 kV mạch 3, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) bám sát cùng chính quyền địa phương tập trung giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng đoạn Vũng Áng - Dốc Sỏi. Tuy nhiên, tiến độ giải quyết tại các địa phương rất chậm.

    06/08/2021
    .
  • Bất chấp dịch bệnh, thu ngân sách 7 tháng đạt xấp xỉ 764.000 tỷ đồng

    Tổng thu ngân sách Nhà nước trong bảy tháng đạt kết quả khá, đến từ tình hình kinh tế hồi phục trong những tháng cuối năm 2020 duy trì cho đến nửa đầu năm 2021.

    05/08/2021
    .
  • Triển khai các giải pháp quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử

    (QBĐT) - Với xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hình thức kinh doanh này.

    05/08/2021
    .
  • Trên 100 nhà máy điện gió đăng ký đóng điện và hòa lưới thử nghiệm

    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến hết ngày 3-8 đã có 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) với tổng công suất đăng ký 5655,5 MW.

    05/08/2021
    .
  • Bố Trạch: Bảo đảm sản xuất nông nghiệp trong mùa dịch Covid

    (QBĐT) - Mặc dù giá một số nông sản thấp hơn so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng bà con nông dân huyện Bố Trạch vẫn tích cực ra đồng, chăm sóc và thu hoạch các loại cây trồng với hy vọng thêm một mùa sản xuất "thuận buồm xuôi gió".

    05/08/2021
    .