.
Kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2018):

Chiến sỹ đặc công giữa đời thường

.
08:28, Thứ Hai, 30/04/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Chúng tôi về thôn Hòa Bình, xã Quảng Hưng (Quảng Trạch)  gặp Anh hùng LLVTND Trịnh Xuân Bảng, người chiến sỹ đặc công từng nổi tiếng với những trận đánh oai hùng.  Chiến tranh đã lùi xa bốn mươi ba năm ,nhưng kỷ niệm về một thời hào hùng ấy vẫn sống mãi  trong ký ức của ông và đồng đội.

 

Anh hùng Đặc công Rừng Sác Trịnh Xuân Bảng.
Anh hùng Đặc công Rừng Sác Trịnh Xuân Bảng.

Sinh năm 1942, do có nhiều thành tích ở địa phương, tháng 4-1964, ông Trịnh Xuân Bảng được kết nạp Đảng. Tháng 5-1965, ông nhập ngũ vào bộ đội chủ lực huyện, sau đó được tuyển vào đơn vị đặc công nước thuộc Quân chủng Hải quân.

Sau một năm ra Bắc huấn luyện, ông được biên chế vào C2 - Đoàn 126 và nhận lệnh vào Nam chiến đấu. Suốt 10 tháng luồn rừng, vượt núi, đơn vị đến huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), bổ sung vào Trung đoàn Đặc công số 10, với nhiệm vụ bám trụ chiến khu Rừng Sác cách Sài Gòn 30km, thọc sâu, áp sát, dùng vũ khí tự chế để tiến công các kho tàng, bến cảng, tàu, sà lan, khống chế sự lưu thông của địch bằng các tuyến đường sông từ Sài Gòn ra biển và ngược lại…

Ông bồi hồi kể: “Muốn bám trụ được ở đây để làm tròn nhiệm vụ, người chiến sỹ đặc công phải có ý chí và thần kinh thép. Bởi nhiệm vụ nặng nề, sống chết kề cận, người lính phải đối mặt với  gian khổ, hiểm nguy;  dưới sông cá sấu hung dữ, trên trời máy bay địch quần đảo, trút xuống hàng chục ngàn tấn bom đạn và chất độc da cam…”.

Dù vậy, trong hơn 7 năm chiến đấu ở Rừng Sác, ông đã mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, cùng đồng đội lấy vũ khí địch để đánh địch, phá hủy, đốt cháy nhiều kho tàng, bến bãi, đánh chìm và cháy hàng trăm tàu lớn nhỏ của địch, có hàng chục tàu từ 5.000 tấn trở lên, trong đó có tàu chở dầu hơn 15.000 tấn.

Quanh những tàu này, hàng trung đội lính cảnh giới, hàng chục tàu nhỏ và người nhái bảo vệ nhưng tất cả đều vô hiệu trước mưu trí thao lược và lòng dũng cảm của đặc công ta. Ông có mặt trong nhiều trận đánh của đơn vị và còn trực tiếp đánh chìm 4 tàu lớn của địch từ 12.000 đến 15.000 tấn, trở thành người đầu tiên của trung đoàn được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVTND năm 1969.

Ông Bảng kể: “Đánh tàu lớn phải cần mìn lớn, bom Mỹ thả xuống nhiều quả bị câm, anh em đào lên tháo hạt nổ, đặt kíp hẹn giờ vào thế là ổn! Nhưng làm sao để đưa vào tới vị trí? Không thể kéo trượt quả bom dưới đáy sông, anh em tìm vật liệu nổi nâng lên lưng chừng rồi vừa bơi vừa dìu đi”.

Cay cú vì thất bại, địch điên cuồng bố ráp, hòng lập vành đai trắng quanh Rừng Sác, nhưng các đợt càn quét của chúng đều bị chặn đứng và tiêu diệt gọn giữa sình lầy. Sau Tết Mậu Thân 1968, địch tập trung phong tỏa, chốt chặn mọi đường tiếp tế, hòng đẩy quân ta ra khỏi vành đai Sài Gòn. Đại đội ông được giao nhiệm vụ, phải tạo bằng được vụ nổ tại căn cứ địch ở Nhà Bè, gây tổn thất cho địch và đáp ứng mong đợi của nhân dân.

Ông Bảng xung phong đưa công binh đi đào một quả bom câm của Mỹ chừng 500kg. Vào một đêm không trăng, tổ truởng Trịnh Xuân Bảng cùng hai chiến sỹ là Trần Dần quê ở Hà Tĩnh và Nguyễn Chất Xê quê ở Thái Bình lên đường. Tàu tuần tiễu cao tốc của địch quét đèn pha ngang dọc trên sông. Sau hơn 7 tiếng đồng hồ, ba người đã dìu khối thuốc nổ đến mục tiêu, cài đặt xong vừa hai giờ sáng.

Khi toàn tổ rút ra được một giờ, đang dập dờn trên sông thì một tiếng nổ vang trời, con tàu chở 1,5 vạn tấn dầu của địch bốc cháy rần rật và chìm dần. Sức công phá của khối thuốc đã dạt các ông mỗi người ra một nơi, sau năm ngày mới tìm được nhau trở về căn cứ. Trước khi ra Bắc nhận nhiệm vụ mới, ông còn giúp bạn Căm-pu-chia đánh nổ tung một tàu chở 5.000 tấn vũ khí tiếp tế cho quân đội Pôn-pốt neo tại vịnh Xi-ha-nuc-vin.

Gần 23 năm phục vụ quân đội, năm 1987 ông được nghỉ hưu với quân hàm trung tá. Vừa bị nhiễm chất độc hóa học do máy bay Mỹ rải xuống Rừng Sác, vừa là thương binh 32%, đặt chân về tới quê hương, ông được bầu làm Bí thư chi bộ hai nhiệm kỳ. Vừa tận tụy với công tác được giao, ông nghĩ cách thoát nghèo từ 4 sào ruộng khoán và ra sức khai hoang để trồng rừng.

Trên trận tuyến mới, sau bao đêm trằn trọc người anh hùng Rừng Sác năm nào đã quyết định bắt thăm phân chia lại đất đai, nhờ đó ruộng gia đình nào cũng có phần tốt, xấu, bà con phấn khởi tích cực tăng gia sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống.

Đến nay, dù đã gần tám mươi tuổi, vợ chồng ông vẫn tất bật với 7 ha bạch đàn trên đồi Mũi Vích và mấy ruộng rau quanh nhà. Mặc dù có một con trai và một cháu nội bị phơi nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin, bản thân đang mang nhiều loại bệnh tật, qua nhiều trận ốm gần như chết đi sống lại, ông vẫn duy trì sinh hoạt Đảng, sinh hoạt các đoàn thể và coi đó là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu.

Vừa tham mưu cho địa phương nhiều sáng kiến hay, ông vừa vận động gia đình, con cháu, thôn xóm… tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Căn nhà ông có nhiều khung bằng được treo đặt nhưng đáng chú ý là hình ảnh nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về thăm gia đình tháng 1-2008.

Trong chuyến thăm và chúc Tết sớm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các tỉnh miền Trung, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dành thời gian về thăm các đối tượng chính sách, trong đó có gia đình anh hùng Trịnh Xuân Bảng. Tại đây Chủ tịch nước đã có câu nói đầy xúc động: “Tôi nghĩ tất cả đặc công Rừng Sác đều xứng đáng là anh hùng” và khoác vai ông Trịnh Xuân Bảng, Chủ tịch nước cùng chụp chung với mọi người bức hình kỷ niệm.

Với ông Bảng đó là ngày hạnh phúc nhất, tròn 10 năm qua ở cái tuổi gần đất xa trời ấy, ông luôn ghi nhớ câu nói lúc chia tay của Chủ tịch nước: “Đã là đặc công Rừng Sác thì không có thử thách nào là không thể vượt qua”. Ông tự nhủ mình phải làm một tấm gương sáng, cùng các cựu chiến binh giúp con cháu hiểu về thế hệ cha anh, tích cực rèn luyện và cống hiến cho đất nước.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông tâm sự mộc mạc: “Học Bác là để làm người công dân tốt, đảng viên tốt, hội viên tốt. Học Bác không kể việc lớn hay việc nhỏ nhưng trước hết phải có niềm tin và không được phép đánh mất mình”.

Nguyễn Tiến Nên

 

,
  • Ba Đồn, những ngày tháng tư...

    (QBĐT) - Toạ lạc bên bờ Bắc sông Gianh, phường Ba Đồn (trước kia là thị trấn Ba Đồn, thuộc huyện Quảng Trạch), thị xã Ba Đồn, không chỉ lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống quý giá, mà còn là miền quê cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

    30/04/2018
    .
  • Tiếp nối truyền thống quê hương cách mạng

    (QBĐT) - Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa) là nơi sơ tán các cơ quan, xí nghiệp và hậu cứ tập kết của nhiều đơn vị, binh chủng trước khi vào chiến trường.

    30/04/2018
    .
  • "Áo mới" Quảng Châu

    (QBĐT) - Từ một vùng đất từng bị bom đạn chiến tranh cày xới hoang tàn, nhờ sự đoàn kết, nỗ lực kiến thiết quê hương của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, xã Quảng Châu (huyện Quảng Trạch) nay đã khoác lên mình "tấm áo mới" ...

    29/04/2018
    .
  • Trần Bình Ngũ, vị quan thanh liêm Triều Nguyễn

    (QBĐT) - Xuất thân là một thợ rèn bình dị tại làng quê nghèo Phan Xá thuộc tổng Khang Lộc, phủ Tân Bình (nay là xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Trần Bình Ngũ còn có các tên gọi khác là Trần Bình Năm, Trần Bình Phủ hay Trần Trung Hầu.

    26/03/2018
    .
  • Đình làng Lệ Sơn

    (QBĐT) - Đình làng Lệ Sơn nằm trên một khu đất bằng phẳng, thuộc thôn Trung Làng, ở vị trí trung tâm của xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa. Đình làng là di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc của làng Lệ Sơn xưa.

    21/04/2018
    .
  • Di tích lịch sử trong lòng Di sản

    (QBĐT) - Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi hiện còn lưu lại nhiều dấu tích lịch sử oai hùng từ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    21/03/2018
    .
  • Sẵn sàng cho Tuần lễ Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội Rằm tháng Ba

    (QBĐT) - LTS: Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Hội Rằm tháng Ba huyện Minh Hóa năm 2018 diễn ra từ ngày 25 đến 30-4-2018 (tức từ ngày 10 đến 15-3 âm lịch) nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn...

    18/04/2018
    .
  • Hai vị tướng với công trạng khai khẩn đất Quảng Bình

    (QBĐT) - Nếu Thượng thư Đại hành khiển Trần Bang Cẩn là người có công mở mang miền đất sông Gianh thì vị tướng Hồ Cưỡng, ngoài việc đánh giặc giữ yên biên cõi, ông còn khai canh vùng đất ven biển Quảng Bình. Cả hai vị danh tướng thời nhà Trần được người dân trong vùng tôn là Thành hoàng và thờ phụng rất tôn kính.

    18/03/2018
    .