.

Quản lý chặt việc sử dụng phân bón và giống cây trồng

.
15:57, Thứ Sáu, 09/11/2018 (GMT+7)

Cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt, sáng 9-11, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật; bổ sung quy định về quản lý chất lượng giống theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đổi mới phương thức quản lý theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng bảo đảm chặt chẽ, có phân biệt quy định quản lý đối với các giống cây trồng chính với các loại cây trồng khác.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Sần Sín Sỉnh phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Sần Sín Sỉnh phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Quản lý nghiêm ngặt từng khâu trong hoạt động trồng trọt

Liên quan đến chính sách đối với hoạt động trồng trọt, các đại biểu Tạ Minh Tâm (Tiền Giang), Dương Tuấn Quân (Bà Rịa-Vũng Tàu), Mùa A Vàng (Điện Biên) đề nghị cần có chính sách và thực thi chính sách đối với hoạt động trồng trọt. Theo đó, dự án Luật cần bổ sung nguyên tắc hoạt động trồng trọt: Quản lý nghiêm ngặt từng khâu trong hoạt động trồng trọt, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, xây dựng và quản lý tốt thương hiệu trồng trọt Việt Nam.

Bên cạnh đó, dự án Luật cũng cần có các quy định nhằm phát huy vai trò các hiệp hội, ngành hàng, tổ chức xã hội, thúc đẩy quá trình liên kết, tái cơ cấu hoạt động trồng trọt; đẩy mạnh liên kết hộ trồng trọt, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trang trại, các mô hình sản xuất lớn, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đề nghị ban soạn thảo rà soát lại tính khả thi trong các quy định về điều kiện hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động trồng trọt, đại biểu Tạ Minh Tâm nêu rõ: "Do đối tượng tác động của dự án Luật phần đông là các hộ sản xuất nhỏ lẻ trong thị trường nông nghiệp đa dạng, chịu nhiều yếu tố tác động, cả chủ quan và khách quan, đặc biệt trong điều kiện chuyển đổi cơ chế bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm.”

Do đó sự thông thoáng trong các yếu tố đầu vào trong hoạt động trồng trọt cũng phải đồng nghĩa với sự minh bạch, chặt chẽ, hiệu lực, cũng như bảo vệ cao nhất quyền lợi của các chủ thể trồng trọt, của các hộ nông dân".

Đối với chính sách nhà nước về trồng trọt, đại biểu Tạ Minh Tâm thống nhất với 17 chính sách Ban soạn thảo đặt ra về những nội dung Nhà nước hỗ trợ từng thời kỳ và khuyến khích.

Tuy nhiên, theo đại biểu, để nâng cao hiệu lực thực thi chính sách, các nội dung trên cần cụ thể hóa hơn nữa trong dự án Luật.

Ban soạn thảo cần nghiên cứu, cập nhật các chính sách Chính phủ đã triển khai quyết liệt trong thời gian qua về đẩy mạnh sản xuất, đổi mới cơ cấu sản xuất, gắn kết chặt chẽ với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, như mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao; mô hình chuỗi giá trị ở 3 cấp độ nhóm sản phẩm quy mô quốc gia, nhóm sản phẩm quy mô cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản làng xã…

Về điều kiện sản xuất phân bón, đại biểu Hoàng Văn Hương (Sơn La) đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm nội dung về điều kiện cấp giấy phép là các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có kế hoạch bảo vệ môi trường và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Quy định như vậy để bảo đảm cho các cơ quan nhà nước chủ động nắm được kế hoạch bảo vệ môi trường của các tổ chức trước khi cấp phép; đồng thời hạn chế được tình trạng các tổ chức, cá nhân sau khi được cấp phép chây ì trong việc xây dựng phương án bảo vệ môi tường, gây nguy hại về môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Liên quan đến nội dung kiểm tra nhà nước về phân bón nhập khẩu, đại biểu Dương Tuấn Quân (Bà Rịa-Vũng Tàu) băn khoăn đối với quy định phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ các trường hợp phân bón để khảo nghiệm; phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu; phân bón tham gia hội chợ, triển lãm; phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.

Đại biểu phân tích đối với trường hợp phân bón là quà tặng, nếu số lượng ít - vài kilogam, để trưng bày thì không sao, nhưng với số lượng lớn dùng để bón cho cây trồng nhưng không được kiểm tra chất lượng trước, nếu sử dụng nhầm phân kém chất lượng, có yếu tố gây hại đến cây trồng, thiệt hại sẽ không nhỏ.

Bên cạnh đó, phân bón tham gia hội chợ triển lãm là nhằm giới thiệu để người dân mua về sử dụng, nếu không kiểm tra chất lượng trước khi tham gia các hội chợ, để người mua về sử dụng phân bón kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, khó phân biệt đươc phân kém chất lượng hay không.

Tránh nhập khẩu tràn lan các giống cây trồng kém chất lượng

Quan tâm đến quy định về quản lý giống cây trồng, đại biểu Dương Tuấn Quân (Bà Rịa-Vũng Tàu) băn khoăn đối với quy định yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng là giống cây trồng khảo nghiệm ở vùng nào thì được cấp quyết định lưu hành ở vùng đó.

Đại biểu đặt vấn đề nếu có một loại giống cây đã được khảo nghiệm và phù hợp với nhiều vùng, liệu có được lưu hành hay không và có cần khảo nghiệm lại? Có được sử dụng giống cây trồng này phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tương ứng với các vùng hay không? Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ nội dung này.

Đối với quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng, đại biểu Dương Tuấn Quân cho rằng nên bỏ cụm từ "tự công bố lưu hành" đối với quy định tại khoản 3 Điều 31 "Tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền tự công bố lưu hành giống cây trồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, khi lưu hành giống cây trồng không đúng với giống đã tự công bố lưu hành; lưu hành giống giả, giống không đạt quy chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở đã công bố; cung cấp sai thông tin về giống cây trồng và quy trình sản xuất đã công bố."

Đại biểu phân tích hạt giống cây trồng do các tổ chức cá nhân nước ngoài tự công bố lưu hành nhập khẩu về có thể không bảo đảm về nguồn gốc xuất xứ, lưu hành và có thể tạo ra kẽ hở pháp luật trong việc nhập khẩn tràn lan giống cây trồng kém chất lượng qua các tổ chức, cá nhân không bảo đảm uy tín xuất khẩu.

Cùng nội dung quan tâm, đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) cũng đề nghị dự án Luật cần bổ sung các quy định tăng cường thanh kiểm tra, trong đó cần siết chặt quy định nhập khẩu giống cây trồng; bổ sung quy định chế tài xử lý khi vi phạm; thiết lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý các cấp, ngành, đia phương trong quản lý giống cây trồng, có như vậy công tác quản lý xuất nhập khẩu giống cây trồng mới khả thi.

Cho ý kiến về quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị bổ sung thêm quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán cây trồng phải có trách nhiệm bồi thường cho người trồng trong trường hợp cung cấp nguồn giống không bảo đảm chất lượng, được xác định là gây thiệt hại cho nhà nông, như kiểu bắp trồng không hạt như thời gian vừa qua ở một số nơi.

Ngoài ra, hiện nay, công nghệ sinh học, công nghệ chuyển gen đang ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong nước, do đó Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể theo hướng loại giống chuyển gen cho sử dụng và không cho sử dụng.

"Loại giống chuyển gene đang nghiên cứu thí điểm đối với một số loại sản phẩm chuyển gen cho sử dụng, cần bổ sung quy định về dán nhãn GMO đối với sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen như thông lệ quốc tế, để người dùng có thông tin và cân nhắc trong lựa chọn, sử dụng sản phẩm.

Bên cạnh đó, cần xem giống là một ngành sản phẩm hàng hóa đặc biệt có giá trị cao, vì vậy cần nghiên cứu, bổ sung vào dự án Luật các quy định cụ thể nhằm khuyến khích sản xuất giống, hạt giống, cây giống; quy định bổ sung cơ chế về bảo hộ thương hiệu về giống cây trồng bản địa," đại biểu nêu rõ.

Cũng trong phiên thảo luận sáng 9-11, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận các nội dung liên quan đến quản lý phân bón; phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng...

Theo TTXVN/Vietnam+

,
  • Chủ tịch Cuba: Quan hệ Cuba-Việt Nam luôn là mối quan hệ đặc biệt

    Sáng 9-11, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Miguel Mario Diáz Canel đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai nước: Hiệp định Thương mại và Nghị định thư Tài chính triển khai Dự án Hợp tác phát triển sản xuất Lúa gạo Việt Nam - Cuba giai đoạn 2019-2023.

    09/11/2018
    .
  • Lễ đón chính thức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba thăm Việt Nam

    Nhận lời mời của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10-11.

    09/11/2018
    .
  • Dự thảo Luật Trồng trọt: Băn khoăn về thương mại sản phẩm cây trồng

    Sáng ngày 9-11, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trồng trọt. Các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt.

    09/11/2018
    .
  • Bộ Ngoại giao: Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

    Tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 8-11, tại Hà Nội, trả lời các câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng về việc vừa qua Trung Quốc đưa vào sử dụng các trạm quan trắc trên một số cấu trúc ở quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

    09/11/2018
    .
  • Họp Quốc hội: Thảo luận dự án Luật có quy định liên quan đến quy hoạch

    Sáng 9-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật này.

    09/11/2018
    .
  • Ngành Giao thông vận tải: Đổi mới trong công tác cải cách hành chính

    (QBĐT) - Một ngày đầu tháng 11-2018, chúng tôi đến thăm bộ phận giao dịch ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh tại Trung tâm Hành chính công (HCC) tỉnh.

    09/11/2018
    .
  • Công đoàn ngành Công thương: Vì lợi ích đoàn viên công đoàn

    (QBĐT) - Công đoàn ngành Công thương Quảng Bình đại diện cho 2.300 đoàn viên công đoàn. Thời gian qua, Công đoàn ngành đã thực hiện hiệu quả các hoạt động xã hội, từ thiện, chung tay giúp đỡ nhiều gia đình đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

    09/11/2018
    .
  • Phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của rượu, bia và các hệ lụy xã hội

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 9-11, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

    09/11/2018
    .