.

Dự thảo Luật Trồng trọt: Băn khoăn về thương mại sản phẩm cây trồng

.
15:05, Thứ Sáu, 09/11/2018 (GMT+7)

Sáng ngày 9-11, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trồng trọt. Các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt.

Người dân chăm sóc hồ tiêu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Người dân chăm sóc hồ tiêu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần giao cho cơ quan cụ thể chịu trách nhiệm đầu mối giúp Chính phủ quản lý về phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng.

Trả lời phóng vấn bên lề Quốc hội, đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh nhận định, hiện nay sản xuất phân tán, manh mún nhỏ lẻ cho nên khi bán rất tản mạn, phải quan tâm đến phát triển thị trường, dự báo thị trường, thông tin hướng dẫn cho nông dân làm sao sản xuất phải đáp ứng nhu cầu thị trường chứ không thể có tình trạnh sản xuất tự phát, chạy theo phong trào cuối cùng cung vượt cầu, thị trường không giải quyết đầu ra được, gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Còn đại biểu Trần Đình Gia, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh chỉ ra thực tế vẫn còn tình trạng gian lận thương mại như: sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất nông nghiệp theo kiểu "rau 2 luống, lợn 2 chuồng"... đây là những vấn đề cần phải được đưa vào dự án luật lần này để có giải pháp khắc phục.

Đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp cơ sở. Có những nội dung như: Phân bón, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ thương mại trong trồng trọt...cần phải quan tâm đến nội dung này bởi những cấp cơ sở mới gắn với quá trình tổ chức sản xuất hay thực hiện có thể trực tiếp phát hiện, xử lý.

Ông Phan Xuân Dũng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng là hoạt động liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành được quy định trong nhiều luật như Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật... Do vậy, trong dự thảo Luật Trồng trọt chỉ quy định các nội dung của phát triển thị trường và thương mại sản phẩm trồng trọt, còn việc phân công trách nhiệm cụ thể sẽ giao Chính phủ quy định để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các Bộ trong từng thời kỳ.

Dự thảo Luật Trồng trọt quy định quản lý chặt chẽ cây trồng chính thông qua việc cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng, cấm sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định lưu hành. Dự thảo quy định công nhận đặc cách giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính là giống đặc sản, giống đã tồn tại lâu năm tại một số địa phương nhằm khôi phục và phát triển các giống bản địa, giải quyết các tồn tại trong quản lý giống cây trồng chính các năm trước đây, bảo đảm các giống cây trồng chính đều được quản lý chẽ, lưu hành hợp pháp.

Trao đổi kinh nghiệm và tính ưu việt của các giống ngô biến đổi gen tại tỉnh Sơn La. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Trao đổi kinh nghiệm và tính ưu việt của các giống ngô biến đổi gen tại tỉnh Sơn La.

(Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Đại biểu Nghiêm Vũ Khải, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho rằng, Việt Nam có những giống đặc thù vì vậy phải khai thác những tiềm năng về đa dạng sinh học những giống cây, hoa quả, giống lúa qua đó lựa chọn những giống tốt để bảo quản và nhân rộng kèm theo kỹ thuật canh tác. Phải ứng dụng những công nghệ để lai tạo những giống mới bảo đảm ổn định trong thời gian lâu dài vừa nâng cao được năng suất và chất lượng.

“Tôi nghĩ giá trị gia tăng trong lĩnh vực cây trồng phụ thuộc nhiều về độ ngon, hình thức, an toàn vệ sinh thực phẩm vì vậy phải quan tâm đến sản phẩm nông nghiệp kỹ càng thì xuất khẩu mới đạt hiệu quả cao,” đạo biểu Nghiêm Vũ Khải nói.

Theo đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, hệ thống các chính sách là đòn bẩy tạo ra động lực để phát triển trồng trọt có hiệu quả. Trong dự thảo luật thiết kế nhiều chính sách, tuy nhiên quan trọng là việc bố trí nguồn lực như thế nào trong triển khai cũng như các điều kiện, thủ tục thuận lợi để các tổ chức và nông dân tiếp cận được chính sách mới là quan trọng.

Theo P.V (Vietnam+)

,
  • Phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của rượu, bia và các hệ lụy xã hội

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 9-11, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

    09/11/2018
    .
  • Lễ đón chính thức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba thăm Việt Nam

    Nhận lời mời của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10-11.

    09/11/2018
    .
  • Họp Quốc hội: Thảo luận dự án Luật có quy định liên quan đến quy hoạch

    Sáng 9-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật này.

    09/11/2018
    .
  • Nữ bí thư chi bộ gương mẫu

    (QBĐT) - Nhanh nhẹn, cởi mở, tháo vát, gương mẫu trong các trong trào, hoạt động ở địa phương là những nhận xét của lãnh đạo, người dân phường Quảng Thọ về chị Nguyễn Thị Thanh Dung, Bí thư Chi bộ xóm 2, tổ dân phố (TDP) Minh Lợi, phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn.

    09/11/2018
    .
  • Công đoàn ngành Công thương: Vì lợi ích đoàn viên công đoàn

    (QBĐT) - Công đoàn ngành Công thương Quảng Bình đại diện cho 2.300 đoàn viên công đoàn. Thời gian qua, Công đoàn ngành đã thực hiện hiệu quả các hoạt động xã hội, từ thiện, chung tay giúp đỡ nhiều gia đình đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

    09/11/2018
    .
  • Bộ Ngoại giao: Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

    Tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 8-11, tại Hà Nội, trả lời các câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng về việc vừa qua Trung Quốc đưa vào sử dụng các trạm quan trắc trên một số cấu trúc ở quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

    09/11/2018
    .
  • Hôm nay, biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước

    Theo Thông cáo số 15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, thứ Sáu, ngày 9-11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

    09/11/2018
    .
  • Ngành Giao thông vận tải: Đổi mới trong công tác cải cách hành chính

    (QBĐT) - Một ngày đầu tháng 11-2018, chúng tôi đến thăm bộ phận giao dịch ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh tại Trung tâm Hành chính công (HCC) tỉnh.

    09/11/2018
    .