.

Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương tổ chức kỳ họp thứ tư

.
08:10, Thứ Ba, 26/06/2018 (GMT+7)
Tại kỳ họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các công việc đã triển khai trong thời gian qua, đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được...
 
Chiều 25-6 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức kỳ họp thứ tư (nhiệm kỳ 2016-2021) nhằm đánh giá kết quả hoạt động của hội đồng trong thời gian qua và thảo luận những hoạt động chính từ nay đến hết năm 2018.
 
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì kỳ họp.
 
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết, thời gian qua, bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, Hội đồng đã chủ động triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu lý luận, nắm bắt thực tiễn, kịp thời tư vấn giúp Thường trực Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương những vấn đề thuộc về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì kỳ họp.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì kỳ họp.
Báo cáo hoạt động của Hội đồng giữa hai kỳ họp, PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng cho biết, việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, Hội đồng đã tổ chức thành công Tọa đàm khoa học “Góp ý chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”.
 
Sau tọa đàm, Hội đồng đã có báo cáo gửi Thường trực Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan, đơn vị liên quan nêu rõ 7 vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và 2 kiến nghị, đề xuất.
 
Bên cạnh đó, nhân kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã phối hợp với VOV, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam (1918-2018) – Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển” tại TP.HCM.
 
Từ sau kỳ họp thứ ba đến nay, Hội đồng đã tổ chức xét tặng thưởng 28 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (xuất bản năm 2016-2017).
 
Nhìn chung, các tác phẩm được lựa chọn tặng thưởng lần này ở cả 3 lĩnh vực chuyên ngành (lý luận chung; lý luận, phê bình văn học; lý luận, phê bình các loại hình nghệ thuật) đều có giá trị khoa học và thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí xét chọn của Hội đồng.
 
Tuy nhiên, kết quả xét tặng thưởng cũng phản ánh đúng thực trạng của lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay khi không có những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống. Đó là lý do không có tác phẩm được tặng thưởng mức A.
Kỳ họp thứ tư Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương
Kỳ họp thứ tư Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương
Thực hiện nhiệm vụ được Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương phân công, Hội đồng đã tham gia và có những đóng góp thiết thực trong việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
 
Ngoài ra, thực hiện chức năng tư vấn cho Đảng, Nhà nước về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hội đồng đã tư vấn giúp Ban Bí thư, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương hướng xử lý một số nội dung, vụ việc nảy sinh trong đời sống văn học, nghệ thuật, góp phần giải tỏa các bức xúc trong dư luận xã hội...
 
Tại kỳ họp, các đại biểu đã nêu những ý kiến xung quanh việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các tiểu ban chuyên môn, cũng như các vấn đề lý luận phải bám sát thực tiễn... Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng các lớp tập huấn, bồi dưỡng các lớp lý luận cần được tăng cường tổ chức.
 
PGS.TS Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam bày tỏ băn khoăn về mô hình hoạt động của các tiểu ban chuyên môn trong Hội đồng.
 
Nhạc sĩ khẳng định, đây là sáng kiến đúng, tập trung được chất xám của các chuyên gia trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các thành viên trong từng tiểu ban cần có sự liên kết chặt chẽ hơn, phối hợp với Hội đồng có các hoạt động hàng tuần, hàng quý.
 
Trong các trường hợp có vấn đề về văn học nghệ thuật gây tranh cãi trong đời sống xã hội, Hội đồng cần có ý kiến ngay, nếu cần thiết có thể tập hợp thành viên, lấy ý kiến đóng góp mang tính chất tư vấn về chuyên môn…
 
Tổng kết kỳ họp, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ điểm lại những kết quả Hội đồng đã đạt được thời gian qua, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và những biện pháp khắc phục.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, một số Tiểu ban chuyên môn của Hội đồng chưa thực sự chủ động, tích cực trong triển khai nhiệm vụ. Vì vậy, quan điểm lấy hoạt động của các tiểu ban làm trọng tâm hoạt động của Hội đồng chưa phát huy được hiệu quả. Các biệt, có một số đồng chí thành viên rất ít tham gia các kỳ họp, các hoạt động chung và đóng góp cho Hội đồng...
 
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, thời gian tới, Hội đồng phải bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao là tư vấn giúp Đảng và Nhà nước những vấn đề thuộc lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, lấy chất lượng tư vấn làm thước đo đánh giá chất lượng các hoạt động của Hội đồng.
 
"Các Tiểu ban chuyên môn, các đồng chí trưởng các tiểu ban cần tích cực, chủ động hơn nữa, phối hợp thường xuyên với Thường trực Hội đồng, Văn phòng Hội đồng để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tổ chức các tọa đàm khoa học, khảo sát thực tế. Ngay sau Kỳ họp, Thường trực Hội đồng sẽ ban hành văn bản phê duyệt chủ đề tọa đàm do các tiểu ban chuyên môn đề xuất, trên cơ sở đó, trong 6 tháng cuối năm 2018, mỗi tiểu ban có ít nhất 1 tọa đàm khoa học", PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nói.
 
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, mỗi thành viên Hội đồng cần tham gia viết bài cho hội thảo khoa học toàn quốc, giảng bài tại các hội nghị tập huấn, lớp bồi dưỡng các cây bút trẻ viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, viết bài cho tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật… theo sự phân công của Thường trực Hội đồng.../.
 
Theo Hà Phương/VOV.VN
 
,
  • Con sóng

    (QBĐT) - Sóng không có mắt

    Sóng chẳng có chân

    25/06/2018
    .
  • Chợ quê

    (QBĐT) - Cây đa quán cỏ tình làng
    Dáng em e ấp dịu dàng anh thương

    25/06/2018
    .
  • Chị Miện

    (QBĐT) - Hai chiếc máy bay F4H từ ngoài biển lao vào. Chúng bay dọc theo dãy núi Ba U rồi quành lại lượn một vòng.

    25/06/2018
    .
  • Gió nóng

    (QBĐT) - Thường tới tháng năm tháng sáu tây, nhằm cuối tháng tư âm lịch, người dân quê tôi, người dân trên suốt dải đất miền Trung đều như chờ đợi, như e ngại một điều gì không đáng hoan nghênh nhưng cũng không tránh được.

    25/06/2018
    .
  • Vĩnh biệt giáo sư Phan Huy Lê-Cây đại thụ của nền sử học Việt Nam

    Giáo sư Phan Huy Lê-một trong những nhà nghiên cứu sử học uy tín của Việt Nam-vừa qua đời lúc 13 giờ 36 phút ngày 23-6.

    25/06/2018
    .
  • Giáo sư sử học Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84

    Sau ba tuần nằm viện, giáo sư Phan Huy Lê đã qua đời chiều nay (23-6) tại Bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 84 tuổi.

    23/06/2018
    .
  • Ngẫu hứng chiều

    (QBĐT) - Không buông câu vó ngựa/Sao bóng chiều qua mau
    23/06/2018
    .
  • Đọc sách 'Văn hoá dân gian các làng biển Bình Trị Thiên' của Trần Hoàng

    (QBĐT) - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Hoàng, 76 tuổi, người con của đất Quảng Bình. Cả suốt cuộc đời ông luôn nặng tình với quê hương Bình Trị Thiên. "Văn hóa dân gian các làng biển Bình Trị Thiên" do Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế ấn hành tháng 5-2018 là quyển sách mà ông dành bao tâm huyết. Quyển sách dày 235 trang, khổ 14,5x20,5cm, hình thức trình bày trang nhã, nội dung phong phú.

    23/06/2018
    .