.

Phát triển rừng bền vững: Cần thành lập các HTX lâm nghiệp

.
14:47, Thứ Năm, 22/11/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Để phát triển lâm nghiệp nói chung và trồng rừng gỗ lớn nói riêng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế bền vững và tăng khả năng phòng hộ của rừng, tỉnh cần có chính sách thành lập các hợp tác xã (HTX) lâm nghiệp. Các HTX sẽ là "bà đỡ" lâu dài giúp người dân nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phát triển kinh tế rừng trồng bền vững thông qua các dịch vụ hỗ trợ.

Ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, mặc dù Quảng Bình có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển lâm nghiệp và có sức cạnh tranh lớn về kinh tế rừng, nhưng hiện nay, việc trồng rừng ở tỉnh ta phần lớn là rừng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ.

Nguồn giống bảo đảm là khởi đầu quan trọng trong phát triển rừng.
Nguồn giống bảo đảm là khởi đầu quan trọng trong phát triển rừng.

Sản phẩm gỗ chủ yếu nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất dăm giấy, hiệu quả lại không cao. Với 1 ha rừng trồng thông thường sau 5 năm cho thu hoạch được 80 ste gỗ, giá trị khoảng 50-80 triệu đồng. Nếu kéo dài chu kỳ sinh trưởng, cải tạo thành rừng gỗ lớn, sau 5 đến 7 năm sẽ thu về từ 160ste gỗ và giá trị tăng lên 3 đến 5 lần.

Để nâng cao giá trị của rừng, tăng thu nhập, xóa nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp các ngành, địa phương từng bước chuyển đổi cơ cấu sản phẩm gỗ rừng trồng từ khai thác gỗ non phục vụ chế biến dăm xuất khẩu sang kinh doanh gỗ lớn phục vụ chế biến tinh, sâu, đáp ứng bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đồng thời, cần đẩy mạnh tổ chức sản xuất dưới nhiều hình thức theo hướng mở rộng, hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa sử dụng gỗ rừng trồng, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân sống bằng nghề rừng.

Hơn nữa, phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại mục tiêu lợi ích về kinh tế cao mà còn tăng tính phòng hộ của rừng, như: giảm xói mòn, chống sạt lở, rửa trôi đất…, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu; đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp trong tình hình mới.

Hiện nay, các địa phương, đơn vị toàn tỉnh đang tập trung xây dựng phương án và thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2014-2020 theo kế hoạch với diện tích 2.000 ha; thực hiện quy hoạch phát triển cao su trên toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 với diện tích 6.000 ha trên đất lâm nghiệp, bình quân mỗi năm trồng được 1.000 ha.

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cũng đẩy mạnh chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Đặc biệt, việc cải tạo rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo kiệt để trồng rừng theo hướng thâm canh được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản xuất lâm nghiệp. Theo đó, loài cây đưa vào trồng rừng kinh doanh gỗ lớn là cây mọc nhanh, như: keo các loại, cây bản địa sinh trưởng nhanh (huỵnh, lát hoa)...

Cần tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thấy trồng rừng gỗ lớn theo Chứng chỉ FSC không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường…
Cần tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thấy trồng rừng gỗ lớn theo Chứng chỉ FSC không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Để đạt được mục tiêu đó, theo ông Phạm Hồng Thái, cùng với các ngành chuyên môn, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi căn bản nhận thức việc trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp và nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

Trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chí của Hội đồng quản trị rừng thế giới (Chứng chỉ FSC) không chỉ hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại những lợi ích về môi trường… Từ đó, cần vận động người dân thực hiện tổ chức sản xuất rừng gỗ lớn một cách bài bản có hiệu quả.

Các địa phương cũng cần triển khai tốt các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp, như: hỗ trợ đầu tư và tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn, đầu tư các cơ sở chế biến gỗ...; hỗ trợ để cấp chứng chỉ rừng bền vững đối với rừng gỗ lớn. Đồng thời, cần tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các dự án lâm nghiệp để xây dựng thí điểm các mô hình quản lý rừng trồng bền vững đối với tổ chức, nhóm hộ gia đình, cá nhân.

Đặc biệt, để khắc phục tình trạng manh mún, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các địa phương thành lập các HTX lâm nghiệp. Đây chính là có cơ sở để phát triển lâm nghiệp nói chung và trồng rừng gỗ lớn nói riêng.

Thực tế, người dân tỉnh ta lâu nay rất cần "điểm tựa” trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rừng gỗ lớn. Vì vậy, việc thành lập HTX  không chỉ là “bà đỡ” cho đầu ra, giá cả ổn định mà còn giúp các hộ thành viên nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phát triển kinh tế rừng trồng bền vững thông qua các dịch vụ hỗ trợ.

Một vấn đề quan trọng nữa là tỉnh cần có chính sách thu hút, khuyến khích các đơn vị đầu tư trong lĩnh vực chế biến gỗ có công nghệ cao và chế biến tinh sâu, tận dụng được nguyên liệu nhằm tăng giá trị sản phẩm gỗ.

Các địa phương, các ngành chức năng cần tiếp tục chú trọng đầu tư và đổi mới nội dung công tác khuyến lâm; thúc đẩy người dân, các tổ chức áp dụng tiến bộ khoa học, các biện pháp kỹ thuật, đưa các giống mới vào sản xuất thâm canh để rừng đạt tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp với tình hình mới trong xu thế phát triển của thị trường thế giới.

Những năm gần đây, một số tỉnh lân cận, như: Hà Tĩnh, Quảng Trị, đã triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn rất bài bản, có hiệu quả với việc thành lập các mô hình HTX. Ở tỉnh ta, mô hình HTX lâm nghiệp còn rất ít, việc thành lập còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Hiện nay, HTX nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp Tân Vĩnh Phát, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa (gọi tắt HTX Tân Vĩnh Phát) bước đầu thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trồng. Theo ông Nguyễn Văn Tuyển, Giám đốc HTX Tân Vĩnh Phát, Cao Quảng là xã có diện tích rừng trồng lớn, với trên 1.160ha, trải dài từ đầu xã đến cuối xã. Từ đầu năm 2018 đến nay, HTX nhận quản lý và bảo vệ 800 ha rừng trồng.

Kiểm lâm phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng của HTX Tân Vĩnh Phát thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn xã Cao Quảng.
Kiểm lâm phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng của HTX Tân Vĩnh Phát thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn xã Cao Quảng.

Việc kiểm tra, bảo vệ rừng rất hiệu quả, luôn kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi vào rừng để khai thác. Vì vậy, diện tích rừng trồng đang phát triển tốt. Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng của HTX thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: diện tích rừng bảo vệ sát với diện tích rừng trồng của nhân dân; kinh phí đầu tư cho tổ bảo vệ và các thành viên trong HTX chưa đáp ứng tương đương với khối lượng công việc khá vất vả...

Để HTX vừa làm công tác bảo vệ rừng trồng, vừa bảo vệ rừng sản xuất, tạo nên sự đồng bộ hiệu quả cao, tiến tới xây dựng HTX dịch vụ lâm nghiệp hỗ trợ người dân phát triển rừng, kinh doanh rừng trồng bền vững và đáp ứng Chứng chỉ FSC, tỉnh và các cơ quan chức năng cần xem xét tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ; thực hiện chính sách thu hút cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực chuyên môn về làm việc tại HTX... nhằm phát huy chức năng của HTX trong công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng gỗ lớn, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường thế giới.

"Tuy mô hình HTX Tân Vĩnh Phát mới đạt được một số kết quả bước đầu nhưng có thể thấy, việc bảo vệ rừng trồng gỗ lớn đang có nhiều triển vọng. Hơn nữa, mô hình đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về sự đầu tư kinh phí và thời gian, nhất là người dân sống gần rừng. Vì vậy, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn với việc thành lập các HTX là điều tất yếu, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh", ông Phạm Hồng Thái nhấn mạnh thêm.

Hương Trà

 

,
  • Nông dân vào vụ hoa Tết

    (QBĐT) - Đến hẹn lại lên, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch hàng năm, các hộ trồng hoa trên địa bàn tỉnh lại tất bật xuống giống để chuẩn bị hoa phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán 2019. Đến thời điểm này, nhờ thời tiết rất thuận lợi, nên bà con hy vọng vụ hoa Tết năm nay sẽ thắng lớn.

    22/11/2018
    .
  • Quảng Trạch: Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

    (QBĐT) - Nhờ chủ động các khâu chuẩn bị vật tư phân bón, giống cây trồng và quỹ đất trồng rừng, năm 2018, huyện Quảng Trạch đã trồng được nhiều diện tích rừng sản xuất.

    22/11/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Lắp đặt 12 máy bán hàng tự động

    (QBĐT) - UBND TP. Đồng Hới vừa có công văn chấp thuận để Công ty CP đầu tư và thương mại VVM lắp đặt 12 máy bán hàng tự động trên địa bàn.

     

    22/11/2018
    .
  • Giảm liên tiếp, giá xăng E5 RON92 xuống còn 18.627 đồng mỗi lít

    Giá xăng, dầu trong nước tiếp tục giảm mạnh trong kỳ công bố giá cơ sở hôm nay (21-11).

    21/11/2018
    .
  • "Tín dụng đen" lộng hành (!?)

    (QBĐT) - Không chỉ "lộng hành" ở các tỉnh, thành phố lớn, ngay trên địa bàn tỉnh ta, hoạt động cho vay trả góp, vay lãi suất thấp hoặc vay tín chấp, mà thực chất đó là các khoản vay nặng lãi, "tín dụng đen" được thông báo, quảng cáo gần như công khai.

    21/11/2018
    .
  • Lời giải cho du lịch mùa thấp điểm

    (QBĐT) - Biển vắng bóng người. Những địa chỉ lưu trú thưa thớt khách vào ra. Các điểm du lịch cũng không còn cảnh đông đúc như cách đây vài tháng trước. Thực tế cho thấy, không phải dễ dàng để du lịch Quảng Bình tìm ra lời giải cho du lịch mùa thấp điểm, hạn chế tính thời vụ vốn "mặc định" khá lâu nay.

    21/11/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch

    (QBĐT) - Thời gian qua, TP. Đồng Hới đã thực hiện các chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch trên địa bàn, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng, các điểm dịch vụ mua sắm giải trí.

     

    19/11/2018
    .
  • Tăng cường hỗ trợ giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    (QBĐT) - Những năm qua, công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được huyện Minh Hóa đặc biệt chú trọng.

    19/11/2018
    .