.

Đột phá trong tái cơ cấu trồng trọt

.
08:32, Thứ Năm, 01/11/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt được xem là nội dung quan trọng cần được tái cơ cấu mạnh mẽ, góp phần quyết định mức độ thành công của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sau hơn 5 năm thực hiện tái cơ cấu, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy lĩnh vực này phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...

Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Quá trình triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, nội dung quan trọng và cốt lõi được các địa phương tập trung thực hiện là chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, cần tập trung chuyển đổi linh hoạt đất lúa thiếu nước, hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao và thị trường tiêu thụ tốt, như: ngô, đậu xanh, dưa hấu, ớt, khoai lang...

Nông dân xã Hiền Ninh (Quảng Ninh) chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, nhờ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân xã Hiền Ninh (Quảng Ninh) chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, nhờ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một số địa phương vùng gò đồi chuyển đổi đất vườn tạp, đất trồng cao su kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả (cam, bơ, ổi...) và cây dược liệu (cà gai leo, đinh lăng, nghệ, sả chanh...) bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp-PTNT, đến cuối năm 2017, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi được trên 2.100ha đất lúa, trong đó diện tích cây trồng cạn 372ha, diện tích lúa-cá 1.733ha, tăng 1.752ha so với năm 2013; giá trị thu nhập đạt từ 38-160 triệu đồng/ha, lãi 10-55 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 3-8 lần so với trồng lúa.

Trong đó, một số địa phương, như: xã Hàm Ninh (Quảng Ninh) hình thành vùng chuyên trồng dưa hấu trái vụ trên đất lúa cho năng suất bình quân 206 tạ/ha, thu nhập 85 triệu đồng/ha/vụ 2 tháng, lợi nhuận 30,7 triệu đồng/ha, gấp 3,2 lần so với trồng lúa; xã Hiền Ninh (Quảng Ninh) hình thành vùng chuyên trồng mướp đắng vụ hè-thu với diện tích khoảng 3-6 ha, cho năng suất khá cao 160 tạ/ha, thu nhập bình quân 130 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 80 triệu đồng/ha.

Tại huyện Quảng Trạch, bà con chuyển đổi trồng ngô vụ hè-thu làm cây thức ăn xanh cho gia súc với năng suất sinh khối đạt 30 tấn/ha đưa lại thu nhập 21 triệu đồng/ha, lãi 1,4 triệu đồng/ha.

Toàn tỉnh cũng đã thực hiện chuyển đổi được trên 110ha đối với vùng gò đồi, trong đó, huyện Bố Trạch 55ha, Quảng Trạch 27 ha, Lệ Thủy gần 27ha, Minh Hóa 30ha… với các loại cây trồng chủ lực, như: cây ăn quả, sim, cây dược liệu…

Bước đầu, các địa phương đã hình thành các vùng chuyển đổi tập trung, như: cà gai leo tại các huyện Bố Trạch, Minh Hóa; cây ăn quả ( cam, bơ, ổi...) tại các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch; cây nghệ, sả chanh tại huyện Lệ Thuỷ...

Song song với chuyển đổi cây trồng, ngành nông nghiệp cũng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, góp phần đưa nhiều giống lúa, ngô, lạc… có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; từng bước tăng các giống ngắn ngày (chiếm 57%, tăng gần 36% so với năm 2013); tỷ lệ sử dụng giống chất lượng đạt 62%, tăng gần 45% so với năm 2013, riêng vụ hè-thu đạt 78%; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận I đạt 63%, tăng 4,5% so với năm 2013…

Nhằm hỗ trợ người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về đất đai, tiếp cận nguồn vốn chính sách ưu đãi để xây dựng cơ sở sản xuất.

Từ nguồn vốn chính sách nông nghiệp, nhiều mô hình trồng trọt đã được triển khai nhân rộng, như: liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn trên cây lúa, ngô, gừng; xây dựng vùng rau an toàn; ứng dụng công nghệ tưới Israel…, làm tăng diện tích chuyển đổi.

Ngoài ra, địa phương cũng khuyến khích các xã bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ nhân dân sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao, nhờ đó, giá trị thu nhập bình quân đất trồng trọt năm 2018 đạt 52 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2013.

Đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị và công nghệ cao

Theo ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, “điểm nhấn” trong tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt của tỉnh ta thời gian qua là đã xây dựng được chuỗi liên kết giá trị và các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, hiện đạt mức bình quân 2 thửa/hộ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời, tỉnh tăng cường kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Năm 2013, tỉnh ta bắt đầu thực hiện mô hình thí điểm liên kết bao tiêu sản phẩm trên diện tích 83ha lúa với sự tham gia của 1 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình; đến năm 2017 đã tăng lên 7.250ha (trong đó lúa 2.323ha, sắn 4.700ha, ngô 102ha, khoai lang 100ha, lạc 25ha) với trên 20 doanh nghiệp tham gia và 90% sản lượng được các doanh nghiệp bao tiêu, lợi nhuận tăng 16-21% so với diện tích không thực hiện cánh đồng lớn.

Cùng với đó, các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường cũng được chuyển giao nhân rộng, như: quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI với diện tích gần 5.400ha, tăng hơn 5.000ha so với năm 2013; quy trình sản xuất an toàn theo hướng VietGAP được nhiều cơ sở, địa phương áp dụng, gồm sản xuất dưa hấu xã Hàm Ninh (Quảng Ninh), sản xuất rau màu ở Cam Thủy (Lệ Thủy), Quảng Long (TX. Ba Đồn), trồng tỏi ở Quảng Hòa (TX. Ba Đồn)...

Phát triển trồng trọt công nghệ cao là “điểm nhấn” được tỉnh ta hướng tới trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2018-2020.
Phát triển trồng trọt công nghệ cao là “điểm nhấn” được tỉnh ta hướng tới trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2018-2020.

Ngoài ra, một số mô hình ứng dụng công nghệ cao gắn sản xuất với tiêu thụ bước đầu được đánh giá cao, như: HTX nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang (Lệ Thủy), Công ty CP Thực phẩm xanh Đông Dương (Đồng Hới), công ty TNHH MTV An Nông (Bố Trạch)...; sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel trong trồng hồ tiêu, cây ăn quả ở Bố Trạch…

Cũng theo ông Phan Văn Khoa, qua hơn 5 năm triển khai thực hiện tái cơ cấu, sản xuất trồng trọt của tỉnh ta đã từng bước phát triển theo hướng hàng hóa, chất lượng, giá trị, góp phần tăng giá trị sản xuất đạt gần 2.600 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 9% so với năm 2013; năng suất, chất lượng và giá trị nhiều loại cây trồng được nâng cao…

Theo kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2018-2020 vừa được Sở Nông nghiệp-PTNT ban hành, mục tiêu đến năm 2020, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt khoảng 2-2,5%/năm, tốc độ tăng thu nhập đất trồng trọt đạt 3%/ha/năm; diện tích lúa áp dụng SRI tăng 1/3 diện tích gieo trồng; hình thành từ 4-5 mô hình sản xuất công nghệ cao; phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất lúa gạo, tinh bột, cao su và các sản phẩm cây trồng khác.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục triển khai một số nội dung trọng tâm, như: chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với thị trường tiêu thụ, ưu tiên chính sách hỗ trợ kêu gọi, tạo điều kiện để doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng; sử dụng linh hoạt diện tích, sản lượng lúa hợp lý, tập trung phát triển lúa chất lượng, nâng cao giá trị lúa hàng hóa; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng, đối tượng khác có giá trị cao hơn; ổn định diện tích theo quy hoạch và tập trung chỉ đạo tăng năng suất ngô, sắn lạc…

Ngọc Lan

 

,
  • Điện lực Lệ Thủy: Ứng dụng công nghệ mới vào quản lý vận hành lưới điện

    (QBĐT) - Việc ứng dụng các công nghệ mới, như: bọc cách điện trên đường dây, lắp chống sét van thông minh Streamer, lắp chụp đầu sứ máy biến áp... đã giúp Điện lực Lệ Thủy hạn chế được nhiều sự cố lưới điện, nâng cao chất lượng cung cấp điện trên địa bàn.

    31/10/2018
    .
  • Quảng Trạch: Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng

    (QBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Trạch đã triển khai tốt các chính sách tín dụng, giúp nhiều đối tượng tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

    31/10/2018
    .
  • Tập trung đầu tư chiều sâu sản phẩm gạch tuynel

    (QBĐT) - Trong lộ trình phát triển công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng (VLXD), các lò gạch nung thủ công dường như đã hết "sứ mệnh" của mình.

    30/10/2018
    .
  • Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa: Gần 10 tỷ đồng cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

    (QBĐT) - Sau hơn 3 năm triển khai chương trình vay vốn hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định 33/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Minh Hóa đã thực hiện cho vay gần 10 tỷ đồng.

    30/10/2018
    .
  • Thu tiền triệu mỗi ngày từ trồng nấm

    (QBĐT) - Hơn 20 năm xa xứ, anh Hồ Xuân Phước (SN 1979), thôn Cương Trung A, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa quyết định từ bỏ công việc ổn định để về quê làm giàu bằng nghề trồng nấm sạch. Đều đặn mỗi ngày, anh Phước bỏ túi tiền triệu từ trại nấm.

    30/10/2018
    .
  • Từ ly trà sữa đến chai dầu mè và bài học nhãn hiệu…

    (QBĐT) - 1. Trong khi nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng đã "xâm nhập" thị trường Quảng Bình và dành được nhiều sự quan tâm của khách hàng trẻ, một cửa hàng trà sữa "made in Quảng Bình" tại phường Bắc Lý (TP.Đồng Hới) cũng đang tạo điểm nhấn thú vị trong cuộc đua khốc liệt giành giật thị phần.

    30/10/2018
    .
  • Đầu tư công trình đường tránh lũ Long Đại-Hà Kiên, huyện Quảng Ninh

    (QBĐT) - Thông tin từ UBND huyện Quảng Ninh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường tránh lũ Long Đại - Hà Kiên, huyện Quảng Ninh, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa...

    30/10/2018
    .
  • Ngành chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại, gia trại

    (QBĐT) - Thời gian qua, ngành chăn nuôi tỉnh ta đã từng bước phát triển ổn định và có sự chuyển dịch hợp lý. Đặc biệt, chăn nuôi ngày càng phát triển theo quy mô trang trại, gia trại và từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong sản xuất hàng hoá, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Nông nghiệp.

    29/10/2018
    .