.

71 năm, vụ thảm sát chợ Gộ

.
18:35, Chủ Nhật, 15/07/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Thôn Chợ Gộ, xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh) gồm những cư dân sông nước sống bằng nghề  chài lưới trên sông Nhật Lệ, Kiến Giang, và nguồn Long Đại. Họ du cư theo thuyền đánh bắt tôm cá. Nơi neo đậu là các cồn bãi ven sông, gần chợ búa.
 
Rào Chợ Gộ bắt nguồn từ  Điều Gà, Hốc Chuôi dưới chân động U Bò. Hai nguồn nước đổ về đầu làng Vĩnh Tuy, qua hai khe Vĩnh Tuy và Bến Vàng, nước đổ ra Cồn Lau mép ngoài đồng  Vĩnh Tuy và Cồn Xưởng cuối đuồi Phúc Duệ thành rào Chợ Gộ. Dòng chảy của rào Chợ Gộ sâu, hai bên bờ cây cối rậm rạp.
 
Nước ngọt trên nguồn đổ ra sông Nhật Lệ, nên trước đây  tôm cá nước ngọt, nước lợ rất phong phú và là nơi cá đuối, cá thờn bơn  dày đặc đáy sông, cửa rào. Người Chợ Gộ đã hội về cộng cư neo thuyền và xin chức sắc Vĩnh Tuy lập trại, làm nhà cư ngụ lâu đời ở Cồn Lau thành xóm thành làng từ trước Cách mạng Tháng Tám.
 
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Ngày 27-3- 1947, Pháp đổ bộ Đồng Hới, chiếm Quán Hàu lập đồn trại chiếm trú lâu dài và lấn dần theo hai cánh quốc lộ 1 phía đông,  đường sắt phía tây.
 
Vùng đồi núi phía tây đường sắt là khu căn cứ của cán bộ và du kích Vĩnh Ninh, Võ Ninh, Hàm Ninh và Duy Ninh. Dân chài Chợ Gộ trở thành lực lượng liên lạc đưa cán bộ du kích từ chiến khu về vùng Trung châu hoạt động và trở về chiến khu; đây cũng là con đường  tiếp tế bí mật cho chiến khu.
 
Để chặn ca nô và thuyền địch thâm nhập đường thủy tấn công chiến khu, theo chỉ đạo, đồng bào Chợ Gộ, Vĩnh Tuy, Phúc Duệ đã phá đường tàu lấy đường ray để rào chắn cửa hói Chợ Gộ từ Cồn Lau qua Cồn Xưởng .
 
Ngày 14-7-1947, lính Âu Phi ở đồn Quán Hàu được ngụy binh tay sai dẫn đường đã theo đường thủy trên sông Nhật Lệ đến cửa rào Chợ Gộ và đường bộ ven theo bờ sông qua đồng Trung Trinh, Vĩnh Tuy kéo đến làng Chợ Gộ ở Cồn Lau.
 
Trên đường càn quét, chúng ập vào làng Chợ Gộ bắt đồng bào từ già dến trẻ gần trăm người, phần đông là phụ nữ và trẻ em, tập trung thành hàng ven cồn.
 
Chúng lùa bắt đồng bào thôn Vĩnh Tuy hơn 20 người cùng một số đồng bào thôn Phúc Duệ đang canh tác lúa" vại" vụ mùa đến tập trung thành dãy cùng đồng bào Chợ Gộ. Hai đầu lính canh, súng máy, súng trường đều lăm lăm nhả đạn nếu ai có ý tìm cách thoát thân.
 
Bọn chúng bắt dân chỉ mặt cán bộ, du kích và cung cấp thông tin người hoạt động và người tiếp tế cho kháng chiến. Chúng dụ dỗ, quát nạt, đe dọa, đánh đập, nhưng đồng bào già, trẻ, không ai khai báo, chỉ một mực nói không biết!
 
Nắng hè như đổ lửa. Dân chúng đầu trần phơi nắng. Trời về chiều. Không khai thác được gì, giặc dùng súng máy, súng trường xổ đạn vào những hàng người vô tội tay không. Tiếng khóc thét kêu van đau đớn của hơn trăm người dân vô tội đang gục xuống, máu chảy tràn lênh láng. Cho đến khi những người cuối cùng bị hạ sát, chúng mới rút về đồn Quán Hàu.
 
Đợi giặc rút, bà con Vĩnh Tuy, Phúc Duệ và một số người Chợ Gộ trốn thoát đã lo mai táng hơn trăm đồng bào bị sát hại. Trong khi thu dọn các xác chết máu còn lênh láng, bà con phát hiện một số người bị thương đang bị các xác chết đè lên, đã kịp thời đưa đi cứu chữa.
 
Đó là bà Hoàng Thị Con, ông  Lê Văn Đính và cậu bé Lê Văn Toàn mới một tuổi bị thương ở tay nằm dưới bụng mẹ. Bà Lê Thị Liễu, người Chợ Gộ, lấy chồng ở Vĩnh Tuy bị thương, được những người chết đè lên nên được cứu sống. Bà là mẹ của ông Đỗ Văn Nam hiện là Giám đốc HTX nông nghiệp Vĩnh Trung. Những nạn nhân may còn sống sót nay họ đã qua đời vì tuổi cao, chỉ còn ông Lê Văn Toàn.
Dâng hương tại Nhà bia di tích vụ thảm sát Chợ Gộ. Ảnh: Hà Ngọc Khang
Dâng hương tại Nhà bia di tích vụ thảm sát Chợ Gộ. Ảnh: Hà Ngọc Khang

Tại lễ cầu siêu do Hội Phật giáo và xã Vĩnh Ninh tổ chức tại nhà bia tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Chợ Gộ do Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa tỉnh chủ đầu tư xây dựng tại Cồn Lau mới hoàn công ngày 7-7-2018,  nhân chứng vụ thảm sát còn sống sót, ông Lê Văn Toàn, nay đã 72 tuổi, cũng đến dự dâng hương. 71 năm trước, ông mới một tuổi, mẹ bế trên tay thì bị giặc lùa ra bãi tập trung, chúng bắn xuyên qua ngực mẹ và tay của ông. Mẹ ông ngã gục che cho ông may mắn thoát chết...

 
Ngày 14-7-1947 tức là ngày 25 tháng 5 Đinh Hợi, thực dân Pháp ở đồn Quán Hàu đã gây ra tội ác sát hại hơn 120 người dân vô tội của các thôn Chợ Gộ, Vĩnh Tuy và Phúc Duệ của xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh tại khu dân cư xưa của thôn Chợ Gộ ven sông Nhật Lệ. Và từ đó, ngày 25 tháng 5 âm lịch hàng năm thành ngày giỗ những người dân Chợ Gộ, Vĩnh Tuy và Phúc Duệ bị quân Pháp sát hại.
 
Lịch sử có những sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tại nhà bia tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát Chợ Gộ cách đây vừa tròn 71 năm, thì trong chống Mỹ, đây là bến phà Trúc Ly – Vĩnh Tuy đưa xe qua sông Nhật Lệ.
 
Trên tuyến Vĩnh Tuy xã Vĩnh Ninh ở bờ Bắc có Anh hùng liệt sĩ Hà Văn Cách, dũng sĩ phá bom từ trường và bom nổ chậm. Bờ Nam thuộc Trúc Ly xã Võ Ninh, có Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Xảo, dũng sĩ rà phá thủy lôi. Xã Võ Ninh có lực lương dân quân và Ban Công an xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT năm 1969 và 1973.
 
Điều mong đợi của người dân Vĩnh Ninh và Võ Ninh là các cơ quan chức năng làm hồ sơ Bến phà Trúc Ly – Vĩnh Tuy,  trình Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia để lời thề “Xe chưa qua, nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu tiếc công” không bị lãng quên.
                     
                               Trần Văn Chường
,
  • Người viết tiếp bài ca thống nhất

    (QBĐT) - Trưa 30-4-1975, ông cùng các đoàn quân hừng hực khí thế tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh, giải phóng Sài Gòn. Khi đất nước thống nhất, non sống nối liền một dải, ông trở về quê hương cùng các xã viên viết tiếp bài ca thống nhất bằng việc chèo lái Hợp tác xã (HTX) Thưọng Phong đi lên, góp phần vào việc phát triển kinh tế của địa phương.

    30/04/2018
    .
  • Những năm tháng không thể nào quên…

    (QBĐT) - Trong không khí phấn khởi, tự hào của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi tìm tới ngôi nhà nhỏ của vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Hữu Huy và Nguyễn Thị Ngẫu, ở phường Hải Đình (TP. Đồng Hới).

    30/04/2018
    .
  • Âm vang Cự Nẫm

    (QBĐT) - Trần Hải Sâm, một cộng tác viên của Báo Quảng Bình tặng tôi tập trường ca của anh có tên "Âm vang Cự Nẫm".

    30/04/2018
    .
  • Lãnh binh Mai Lượng với phong trào Cần Vương

    (QBĐT) - Mai Lượng một danh tướng của quê hương Quảng Bình. Ông là một trong những người hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, là người chỉ huy đạo quân vùng nam sông Gianh, án ngữ một vùng rộng lớn nơi miền tây Quảng Bình từ Cao Mại về Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn) đến vùng Chà Nòi, Khe Gát (huyện Bố Trạch).

    18/05/2018
    .
  • Mỹ Lộc – đất khoa bảng

    (QBĐT) - Mảnh đất ấy – làng Mỹ Lộc xưa (huyện Lệ Thủy) - mang trong mình tinh hoa, trù mật, cốt cách và dáng dấp của một miền quê vùng sông nước. Vậy nên, không khó để nhận ra rằng những tinh hoa của nếp đất, hương quê đã vận vào bao thế hệ con người nơi đây, sản sinh ra  nhiều danh nhân mà tên tuổi của họ sống trọn qua nhiều thế kỷ.

    10/05/2018
    .
  • Về đền thờ người thiết kế, xây dựng di tích Luỹ Thầy

    (QBĐT) - Di tích lũy Thầy, hay còn gọi là lũy Đào Duy Từ là hệ thống chiến lũy được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn (1627-1672) trên mảnh đất Quảng Bình với các chiến lũy Trường Dục ở Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, lũy Đầu Mâu, lũy Nhật Lệ ở thành phố Đồng Hới, được xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 97/QĐ ngày 21/1/1992 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).

    06/07/2018
    .
  • Chuyện chưa kể bên dòng Long Đại

    (QBĐT) - Trưa một ngày tháng tư đầy nắng, tôi cùng những cựu dân quân thôn Long Đại đi dọc dòng sông, qua những bến Sân, bến Mợi, bến Đò, bến Trái, hói Rào Đá… Những địa danh quen thuộc mà tuổi thanh xuân của họ đã từng gắn bó. Cùng dòng sông đi qua những thời khắc ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phía sau bao năm tháng ấy, có những câu chuyện tôi lần đầu được nghe trong nỗi rưng rưng đầy cảm phục và tự hào…

    03/05/2018
    .
  • Miếu bà Còng thôn Trung Bính

    (QBĐT) - Miếu bà Phạm Thị Còng là ngôi miếu nhỏ nằm cạnh khuôn viên trụ sở UBND xã Bảo Ninh (cũ), cũng là khuôn viên của đình làng Trung Bính xưa. Miếu bà Còng chỉ vẻn vẹn chừng 50m2, mặt hướng ra sông Nhật Lệ, lưng dựa vào động cát Bảo Ninh.

    02/06/2018
    .