.

Triển lãm trực tuyến về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

.
09:27, Thứ Ba, 17/08/2021 (GMT+7)
Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, từ ngày 22-8, Trung tâm tổ chức trưng bày triển lãm trực tuyến về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mang tên “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng huyền thoại”.
 
Trung tâm cho biết, nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 – 25-8-2021) Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng huyền thoại”, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại. Triển lãm cũng nhằm làm nổi bật dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà D67, di tích cách mạng gắn với hoạt động của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Tại Tổng Hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương theo dõi, nắm bắt từng bước diễn biến rất nhanh của các mặt trận, luôn kịp thời đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho các hướng tấn công. (Ảnh tư liệu)
Tại Tổng Hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương theo dõi, nắm bắt từng bước diễn biến rất nhanh của các mặt trận, luôn kịp thời đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho các hướng tấn công. (Ảnh tư liệu)
Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh gồm 3 chủ đề: “Từ nhân dân mà ra”; “Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam”; và “Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
 
Triển lãm làm nổi bật dấu ấn, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) từ năm 1968 – 1975. Trong giai đoạn này, trên cơ sở sự chỉ đạo và sự đồng thuận của Đảng, Bộ Chính trị, với cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường xuyên theo dõi những thay đổi, diễn biến của chiến trường miền Nam và đưa ra những sự chỉ đạo, những mệnh lệnh, góp phần làm nên những chiến thắng làm thay đổi cục diện chiến trường, đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
 
Triển lãm trực tuyến nhằm tri ân những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc; góp phần khắc họa lại chân dung một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 – 4-10-2013) là người học trò gần gũi, xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
 
Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi đầu từ năm 1944, với sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Từ 34 chiến sĩ đầu tiên “từ nhân dân mà ra”, đội quân đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trải qua những năm tháng “chiến đấu trong vòng vây” của kẻ thù; trưởng thành vượt bậc qua từng trận đánh, từng chiến dịch; và đánh bại thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
 
Sau hiệp định Giơnevơ, cùng sự lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, tại Tổng Hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ đạo các Tư lệnh của các mặt trận và toàn quân, từng bước đánh bại âm mưu về chính trị, quân sự của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; góp phần tiến hành thắng lợi công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 
Cả cuộc đời ông lấy câu nói “Dĩ công vi thượng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Kim chỉ nam cho mọi hành động. Ông khẳng định “Tôi sống ngày nào cũng vì đất nước ngày đó”.
 
Triển lãm được giới thiệu trực tuyến từ ngày 22-8-2021, tại website: trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn
 
Theo Báo Nhân Dân
,
  • Ngôi nhà của mẹ

    (QBĐT) -  Che suốt đời người vẫn một mái nhà tranh
    Mái tranh bạc che mái đầu tóc bạc
    16/08/2021
    .
  • Ráng chiều

    (QBĐT) - Góc ảnh đẹp

    15/08/2021
    .
  • "Hương âm bất cải"

    (QBĐT) - Cuối năm 1991, tròn 80 tuổi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính thức nghỉ việc trên chính trường. Mùa xuân năm sau, năm 1992, ông về thăm quê 21 ngày, làm việc với cấp ủy, chính quyền tỉnh và các huyện, thị, nói chuyện với cán bộ, nhân dân các địa phương. 

    15/08/2021
    .
  • Dừng Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang

    (QBĐT) - Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ngày 13-8, UBND huyện Lệ Thủy đã có thông báo về việc dừng tổ chức lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang và các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội 2-9-2021.

    14/08/2021
    .
  • Chấn chỉnh tình trạng thông tin không chính xác về phòng, chống dịch

    Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí cần xây dựng chuyên trang, chuyên mục, dành vị trí dễ tiếp cận và thể hiện nội dung thông tin sinh động về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    14/08/2021
    .
  • Trưng bày sách giới thiệu thân thế, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    (QBĐT) - Thông tin từ Thư viện tỉnh Quảng Bình ngày 12-8 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 – 25-8-2021),  đơn vị sẽ tổ chức trưng bày sách giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Đại tướng.
     
    12/08/2021
    .
  • Chương trình nghệ thuật trực tuyến "Ở nhà cùng vui"

    20 giờ 30 phút ngày 14-8, chương trình nghệ thuật trực tuyến "Ở nhà cùng vui" sẽ được livestream trực tiếp từ sáu điểm cầu: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng), nhà riêng của nghệ sĩ Xuân Bắc (Hà Nội), nhà riêng của nghệ sĩ Trương Ngọc Ánh (TP Hồ Chí Minh).

    12/08/2021
    .
  • Vùng đất Quảng Bình qua "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí"

    (QBĐT) - Mang trong mình khát vọng "nhất thống hải vũ", thu giang sơn về một mối, bắt đầu quá trình tái lập vương triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long đã "sai Thượng thư Binh bộ Lê Quang Định kê cứu sách vở, bản đồ cả nước, các thành dinh trấn từ đạo Kinh Sư vào Nam đến Hà Tiên, ra Bắc đến Lạng Sơn" chép thành 10 quyển với tiêu đề "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí". 

    10/08/2021
    .