.

Những số phận đằng sau canh bạc "lô đề"

.
08:43, Thứ Sáu, 13/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - Đứng trước bục xét xử có rất đông bị cáo, phần lớn là phụ nữ. Chỉ vì tham lô đề mà họ cùng phạm tội danh “Đánh bạc” theo Điều 321, Bộ luật Hình sự.
 
Theo kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh, năm 2020, Nguyễn Thị Kiều (SN 1981), Hoàng Văn (SN 1991), Lê Thanh (SN 1987), Nguyễn Bá (SN 1979) Trần Văn (SN 1968), Nguyễn Văn (SN 1962), Hoàng Hương (SN 1973), Lê Yến (SN 1981), Nguyễn Thị Việt (SN 1960), Phạm Thị Thành (SN 1981) thành lập các nhóm đánh bạc bằng hình thức lô đề thông qua mạng xã hội Zalo, tin nhắn điện thoại.
 
Từ ngày 24 đến 28-8-2020, Nguyễn Thị Kiều đánh bạc dựa theo kết quả xổ số kiến thiết (XSKT) Đà Nẵng hơn 63 triệu đồng, XSKT Khánh Hòa trên 23 triệu đồng. Hoàng Văn, Lê Thanh đánh bạc với 10 người theo kết quả XSKT Đà Nẵng, Khánh Hòa, tổng số tiền hơn 14 triệu đồng.
 
Nguyễn Bá đánh lô đề cùng Trần Văn sau đó tiếp tục gửi đánh thêm với Hoàng Văn số tiền hơn 16 triệu đồng căn cứ theo kết quả XSKT Thừa Thiên-Huế và XSKT miền Bắc.
 
Trong nhóm Zalo do Nguyễn Thị Kiều làm chủ, các đối tượng Hoàng Hương tham gia đánh bạc số tiền gần 11 triệu đồng, Nguyễn Văn đánh hơn 11 triệu đồng, Lê Yến đánh 11 triệu đồng, Nguyễn Thị Việt đánh gần 8 triệu đồng, Phạm Thị Thành đánh gần 16 triệu đồng…
 
Nhóm Zalo của Hoàng Văn và Lê Thanh làm chủ thu hút Nguyễn Bá đánh hơn 4 triệu đồng. Hoàng Văn, Trần Văn đánh bạc với Nguyễn Bá theo kết quả XSKT Thừa Thiên-Huế hơn 10 triệu đồng và theo KQXS miền Bắc gần 6 triệu đồng.
 
Tham gia đánh bạc trong đường dây lô đề bằng hình thức Zalo, tin nhắn điện thoại trên còn có hàng chục “con bạc” khác, tuy nhiên, số tiền đánh dưới 5 triệu đồng nên không bị truy tố hình sự, chỉ bị Công an tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính.
 
Tất cả các bị cáo trong phiên tòa đều ở những vùng nông thôn thuộc huyện Lệ Thủy, hoàn cảnh kinh tế đều khó khăn. Khi cơn lốc lô đề cuốn sâu vào trong “hang cùng ngỏ hẻm” nông thôn, người dân một nắng hai sương qua một ngày lao động có chút tiền công “lận lưng” lại trích ra một ít ném vào lô đề tìm kiếm vận may.
Ảnh minh hoạ. (Minh Quý)
Ảnh minh hoạ. (Minh Quý)
Có cung, ắt có cầu, hàng loạt thư ký đề hình thành tiến hành ghi bảng đề, tập hợp và gửi cho chủ đề vào cuối giờ chiều, trước khi có kết quả SXKT của các tỉnh, thành. Để tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, quá trình ghi đề, thiết lập bảng đề, gửi bảng đề cho chủ đề đều thông qua mạng xã hội hoặc tin nhắn điện thoại.
 
Nguyễn Thị Kiều từng là hạt nhân tiên phong trong phong trào xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp (TNLN) An Mã. Là cán bộ phụ nữ tham gia công tác tuyên truyền phòng chống các loại tệ nạn xã hội ở cơ sở nhưng chính Kiều lại dính vào nạn “đỏ đen”. HĐXX nhận định Lê Thị Kiều là bị cáo chịu trách nhiệm chính trong vụ án.
 
Nguyễn Thị Việt từng công tác trong ngành giáo dục, là cô giáo của hàng nghìn học sinh ở huyện Lệ Thủy. Năm 2010, bị cáo nghỉ hưu theo chế độ. Trước HĐXX, Nguyễn Thị Việt thành khẩn: “Bị cáo biết tham gia vào đường dây lô đề là vi phạm pháp luật, nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn. Địa bàn xã Trường Thủy nơi bị cáo sinh sống người dân thường vào rừng khai thác keo tràm thuê, cuối giờ chiều có được vài trăm nghìn tiền công, họ muốn ghi đề. Vì thế nên… bị cáo giúp họ!”.
 
Bị cáo Phạm Thị Thành là mẹ của 4 người con, vào thời điểm phạm tội, đang mang thai con thứ 5. Cũng như bị cáo Việt, Phạm Thị Thành thú nhận: “Bản thân bị cáo không có nghề nghiệp ổn định, nhà nghèo. Thấy nhiều người có nhu cầu ghi đề nên bị cáo ghi dùm cho họ để được hưởng tiền hoa hồng”.
 
Qua Zalo, nhóm của Nguyễn Thị Kiều, Phạm Thị Thành đã đánh bạc gần 16 triệu đồng theo kết quả XSKT Khánh Hòa.
 
Trong vụ án, bị cáo Lê Thanh được đánh giá có hoàn cảnh kinh tế gia đình ổn định nhất khi đang làm chủ đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng. Hoàn cảnh kinh tế ổn định nên nghiện cờ bạc. Tháng 3-2020, Lê Thanh bị Công an xã Mai Thủy xử phạt 1,5 triệu đồng về hành vi đánh bạc. Lê Thanh tham gia đường dây lô đề lần này thuộc trường hợp tái phạm, trở thành tình tiết tăng nặng trong quá trình HĐXX lượng hình.
 
Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đối với tất cả các bị cáo. Trong đó, Nguyễn Thị Kiều bị phạt 36 tháng, Lê Thanh 30 tháng, Hoàng Văn 24 tháng; các bị cáo còn lại là Nguyễn Bá, Trần Văn, Nguyễn Văn, Hoàng Hương, Lê Yến, Nguyễn Thị Việt bị tuyên phạt từ 10 đến 18 tháng. Ngoài ra, các bị cáo còn bị hình phạt bổ sung từ 10 đến 30 triệu đồng. Riêng bị cáo Phạm Thị Thương bị hình phạt tiền 20 triệu đồng.
 
     Thanh Long
 
* Tên các nhân vật đã được thay đổi
 
 
 
 
,
  • Đấu nối trái phép vào Quốc lộ 1: Đơn vị quản lý đường bộ xử lý thiếu kiên quyết

    (QBĐT) - Mặc dù, Báo Quảng Bình liên tục phản ánh đơn vị thi công dự án khu nhà ở thương mại phía Tây mương Phóng Thủy đấu nối trái phép với Quốc lộ 1- đoạn phía Bắc cầu Bệnh Viện trên đường Lý Thường Kiệt (TP. Đồng Hới), nhưng vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra.

    12/08/2021
    .
  • Quảng Ninh: Xử lý nghiêm hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp

    (QBĐT) - UBND huyện Quảng Ninh đang chỉ đạo đơn vị chuyên môn và UBND xã Trường Xuân làm rõ thông tin về một trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp ở thôn Quyết Thắng, xã Trường Xuân.

    12/08/2021
    .
  • Khởi tố thêm 1 đối tượng trong vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

    (QBĐT) - Ngày 12-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thành Luân (sinh năm 1984) trú tại xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, là chủ cơ sở in Thành Luân về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức" trong vụ án Nguyễn Văn Hiền (trú tại huyện Bố Trạch) làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

    12/08/2021
    .
  • Bài học từ...công viên Đồng Sơn

    (QBĐT) - Dự án "Tôn tạo, quản lý và khai thác công viên Đồng Sơn" triển khai năm 2004, do UBND phường Đồng Sơn (TP. Đồng Hới) làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty TNHH dịch vụ thủy sản Nhật Lệ (Công ty Nhật Lệ) được kỳ vọng giúp công viên Đồng Sơn "lột xác" theo hướng xanh hóa, văn minh, hiện đại. Thế nhưng gần 18 năm trôi qua, do vướng mắc trong quá trình thi công dẫn đến kiện tụng kéo dài…, công viên Đồng Sơn hoang hóa dần.

    11/08/2021
    .
  • Thông báo tìm người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản""

    (QBĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra thông báo tìm người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan, bị hại trong vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tháng 3-2021. Nội dung như sau: 

    10/08/2021
    .
  • Tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc ở xã Bảo Ninh

    (QBĐT) - Dự án phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới, có vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tổng mức đầu tư 38,8 triệu USD (gọi tắt là Dự án ADB), đóng vai trò quan trọng đối với thành phố trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ và bảo vệ môi trường...

    10/08/2021
    .
  • Bắt đối tượng tàng trữ 200 viên ma túy

    (QBĐT) Ngày 9-8, Công an huyện Lệ Thủy cho biết, lực lượng liên ngành làm nhiệm vụ tại Chốt Kiểm soát dịch Covid-19 ở xã Kim Thủy vừa bắt giữ một đối tượng tàng trữ 200 viên ma tuý tổng hợp.

    09/08/2021
    .
  • Hoàn thành xuất sắc "mục tiêu kép"

    (QBĐT) - Với tinh thần trách nhiệm cao, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tăng cường phối hợp thực hiện tốt việc hỗ trợ bà con khi đi chuyển qua địa bàn, hoàn thành "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa bảo đảm ATGT trên địa bàn.

    09/08/2021
    .