.

Quảng Ninh: Tập trung phát triển kinh tế các xã miền núi, biên giới

.
09:09, Thứ Ba, 13/11/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền trên địa bàn, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Quảng Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã miền núi, biên giới.

Huyện Quảng Ninh hiện có 2 xã miền núi có đồng bào Vân Kiều sinh sống là xã Trường Xuân và xã Trường Sơn với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng trên 93 nghìn hecta (chiếm 78% diện tích tự nhiên của toàn huyện). Đây là 2 xã có địa hình hiểm trở; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn với trên 90% lao động sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, do diện tích đất sản xuất nhỏ lẻ, năng suất, sản lượng đạt thấp nên khả năng phát huy nội lực của 2 xã miền núi trên địa bàn huyện Quảng Ninh vẫn còn hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao so với mặt bằng chung của toàn huyện (xã Trường Sơn 45,2%, Trường Xuân 43,3%).

Người dân miền núi Quảng Ninh phấn khởi được mùa lúa rẫy.
Người dân miền núi Quảng Ninh phấn khởi được mùa lúa rẫy.

Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền trên địa bàn, những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động, huyện Quảng Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất tại 2 xã khu vực miền núi. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, huyện Quảng Ninh đã huy động gần 40 tỷ đồng từ các nguồn vốn chương trình 135, ngân sách trung ương, tỉnh, huyện… để đầu tư phát triển hạ tầng.

Những công trình, như: đường vào bản Sắt, dự án định canh định cư bản Chân Trộng, khai hoang đất sản xuất ở bản Sắt, Trung Sơn, Ploang và các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung..., bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc.

Bên cạnh đó, nhằm phát triển kinh tế các xã khu vực miền núi theo hướng bền vững, lâu dài, huyện Quảng Ninh đã chú trọng thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Từ kết quả tách bóc, UBND tỉnh thu hồi đất của các công ty lâm công nghiệp, các nông lâm trường giao về địa phương quản lý, huyện đã giao xã Trường Sơn thực hiện xây dựng phương án giao đất.

Nhờ đó, từ năm 2010 đến nay, UBND xã Trường Sơn đã xây dựng phương án giao đất rừng sản xuất, rừng cộng đồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trình UBND huyện phê duyệt và đã giao đất, giao rừng cho 276 hộ và 8 cộng đồng dân cư với tổng diện tích giao đất, giao rừng là 2882,9 ha.

Huyện cũng đã hỗ trợ kinh phí 2,1 tỷ đồng để giao khoán bảo vệ rừng với diện tích 5.737 ha; hỗ trợ các loại cây, con giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo nhân rộng các mô hình sản xuất, như: trồng sắn xen keo sau giao đất, giao rừng; trồng nhân rộng giống ngô HN88 trên địa bàn 2 xã đưa lại hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm; xây dựng và nhân rộng mô hình gà đồi…

Huyện cũng đồng thời tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép các chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, dự án khác; đồng thời tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước và nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo.

Song song với đầu tư phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội trên địa bàn 2 xã miền núi Trường Sơn, Trường Xuân tiếp tục được quan tâm thực hiện. Đến nay, nhân dân trên địa bàn 2 xã đã đóng góp xây dựng được 30 nhà văn hóa thôn, bản; 2 trạm truyền thanh không dây, bước đầu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cộng đồng dân cư.

Công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa từng bước được quan tâm. Năm 2017, xã Trường Sơn có 781/1.123 hộ đạt gia đình văn hóa (đạt 70%), có 8 thôn, bản đạt danh hiệu thôn, bản văn hóa; xã Trường Xuân có 496/699 hộ đạt gia đình văn hóa (đạt 71%), có 5/10 thôn, bản đạt thôn bản văn hóa.

Cùng với đó, các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lý giáo dục được thực hiện đồng bộ; các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số theo Quy định của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, các dịch vụ y tế ngày một đa dạng. Đến nay, 2 trạm y tế xã đã có bác sĩ, 100% thôn bản có cán bộ y tế thôn bản.

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Phạm Trung Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết, để tiếp tục tạo đà, tạo thế phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của người dân các xã miền núi trên cơ sở bảo đảm tính bền vững và lâu dài, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban hướng dẫn, giúp đỡ các xã trong thực hiện đề án phát triển kinh tế-xã hội và lồng ghép các nguồn lực, chương trình mục tiêu, dự án của Nhà nước, phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư theo tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Một góc bản Sắt, xã Trường Sơn.
Một góc bản Sắt, xã Trường Sơn.

Đồng thời, huyện tập trung tuyên truyền vận động làm chuyển biến nhận thức về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; thúc đẩy và phát huy tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng; lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực, các chương trình, dự án trên cơ sở ưu tiên bố trí vốn ngân sách để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi.

Huyện cũng sẽ đẩy mạnh việc giao đất; sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình để đồng bào yên tâm lao động sản xuất, chăm sóc và bảo vệ tốt diện tích rừng được giao; qua đó, góp phần tăng thu nhập, xây dựng nông thôn mới, giữ vững quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

Cùng với đó, huyện sẽ đẩy mạnh và đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”  đi vào chiều sâu, đúng thực chất; xây dựng nếp sống văn minh, vận động nhân dân xoá bỏ các tập tục lạc hậu, đi đôi với tiếp tục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của từng dân tộc hài hoà trong nền văn hoá của huyện". 

Thanh Hải
   
 

,
  • Lệ Thủy: Nỗ lực hỗ trợ phụ nữ nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

    (QBĐT) - Nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển chi nhánh Lệ Thủy đi vào hoạt động từ tháng 8-2013 với số vốn điều lệ 8,5 tỷ đồng.

    13/11/2018
    .
  • Phấn đấu xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng nông thôn mới trong năm 2018

    (QBĐT) - Thông tin từ Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh cho biết, từ mức nợ đọng xây dựng cơ bản trong chương trình MTQG xây dựng NTM tại thời điểm tháng 4-2018 là 21,8 tỷ đồng, đến nay, số nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm còn 5,8 tỷ đồng.

    13/11/2018
    .
  • Quảng Ninh: Tăng cường công tác bảo vệ rừng

    (QBĐT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh có nhiều chuyển biến tích cực. 

    12/11/2018
    .
  • Báo động tình trạng giết mổ gia cầm tự phát tại các chợ

    (QBĐT) - Hiện nay, tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, tình trạng giết mổ gia cầm ngay tại chỗ diễn ra khá phổ biến, báo động nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và lây nhiễm dịch bệnh gia cầm.

    12/11/2018
    .
  • Xã Đức Hóa: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

    (QBĐT) - Những năm qua, xã Đức Hóa (Tuyên Hóa) luôn tập trung tìm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong đó, chính quyền và người dân xã Đức Hóa xác định công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, chú trọng sản xuất theo hướng hàng hóa là chủ lực.

    12/11/2018
    .
  • Ông Lê "chuyển đổi"

    (QBĐT) - Về thôn Bình An, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, hỏi đến cựu chiến binh (CCB) Trương Minh Lê, hầu như ai cũng biết và đều nhắc đến biệt danh "ông Lê chuyển đổi" hoặc "ông Lê chủ nhiệm", "ông Lê giám đốc"...

    12/11/2018
    .
  • ALCII phá sản không ảnh hưởng gì đến hoạt động của Agribank

    Ngày 11-11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ra thông cáo báo chí trước tin đồn thất thiệt về việc Agribank phá sản sau khi có thông tin liên quan vụ việc của công ty Cho thuê tài chính II (ALCII).

    12/11/2018
    .
  • Ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,55% trong giai đoạn 2013-2017

    Sau 5 năm thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững," sức sản xuất trong nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đưa ngành trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế cả nước.

    11/11/2018
    .