.

Điểm tựa cho nông dân thoát nghèo

.
09:07, Thứ Bảy, 11/08/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Bảo vệ quyền lợi cho các thành viên và cung ứng cho thị trường sản phẩm thịt vịt có chất lượng là những mục tiêu mà Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời Hợp Phú, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch đang nỗ lực thực hiện.

Để giúp người dân trên địa huyện Quảng Trạch thoát nghèo, từ nguồn hỗ trợ của Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã hỗ trợ 6 nghìn con vịt trời từ 1 đến 2 ngày tuổi và 30% thức ăn cho người dân xã Quảng Hợp. Theo đó, các hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được chính quyền địa phương xã Quảng Hợp xét duyệt để thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời.

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2018, Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời được đóng tại thôn Hợp Phú, trên mặt hồ rộng với diện tích 7ha. Ngoài sự hỗ trợ về con giống, thức ăn, Tổ hợp tác còn được Trạm Khuyến nông huyện, Trạm Thú y huyện hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc cũng như phát hiện bệnh, thuốc men kịp thời.

Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời Hợp Phú là mô hình giúp nông dân tiếp cận với vật nuôi mới, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời Hợp Phú là mô hình giúp nông dân tiếp cận với vật nuôi mới, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nhằm bảo đảm cho vịt trời được sinh trưởng và phát triển tốt, các thành viên trong Tổ hợp tác đã tự góp vốn để mua thêm thức ăn, lắp đặt hệ thống điện và lưới vây cho vịt. Vịt trời là loài dễ nuôi, có sức đề kháng tốt với môi trường sống xung quanh. Thức ăn của chúng đơn giản, chủ yếu là bột ngô trộn với cây chuối hoặc rau muống, lá chuối được xay nhuyễn. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, sau khi vịt mới nở từ 1-2 ngày tuổi rất cần được chăm sóc kỹ lưỡng từ cách phòng bệnh cho đến chế độ ăn hàng ngày.

Đặc biệt, bà con tuyệt đối không cho vịt xuống nước trong tuần đầu tiên, đợi vịt cứng cáp mới cho chúng thoải mái xuống nước bơi lội. Để bảo đảm chất lượng thịt ngon, Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời đã giảm lượng thức ăn công nghiệp và tăng lượng rau từ lúc vịt con trưởng thành được 60 ngày.

Chỉ tính riêng bột, bình quân mỗi ngày đàn vịt trời của Tổ hợp tác tiêu thụ 4 tạ thức ăn, chi phí 3 triệu đồng. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn về nuôi vịt trời, thành viên trong Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời đã biết cách phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc chu đáo đàn vịt.

Trao đổi với chúng tôi, ông Tưởng Chí Thành, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Quảng Trạch cho biết: “Được sự quan tâm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Quảng Trạch đã tham mưu cho UBND huyện triển khai dự án giảm nghèo bền vững tại xã Quảng Hợp.

Sau 4 tháng thực hiện, đến nay, kết quả rất khả quan. Thời gian tới, tận dụng lợi thế sẵn có của các địa phương, đặc biệt là những là những xã có diện tích mặt nước ao hồ thuận lợi để phát triển nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện sẽ tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ về kỹ thuật để những hộ nghèo, cận nghèo vươn lên phát triển sản xuất”.

Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời gồm có 20 thành viên trong đó có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó. Tổ trưởng có nhiệm vụ phụ trách điều hành chung, tổ phó có chức năng theo dõi phân công trực và kiêm thủ quỹ. Với sự cần cù, chịu khó, các thành viên trong Tổ hợp tác luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, tuân thủ theo lịch trực của Tổ hợp tác đã phân công. Ngày đêm, Tổ luôn có từ 2-3 người trực, chăm sóc và phát hiện kịp thời khi vịt trời có dấu hiệu bị bệnh để báo cáo với Trạm Khuyến nông huyện và Trạm Thú y.

Với sự phối kết hợp giữa Tổ hợp tác, Trạm Thú y và Trạm Khuyến nông huyện, vịt trời khi có dấu hiệu bị bệnh đã được xử lý kịp thời. Nhờ đó, từ lúc nuôi cho đến nay, đàn vịt trời của Tổ hợp tác luôn phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Hiện tại, đàn vịt trời của Tổ hợp tác đã đạt trọng lượng trên 1kg và đến thời điểm hiện này, Tổ hợp tác đã xuất bán được 500 con vịt trời thương phẩm. Với giá thị trường 100 nghìn đồng/kg, Tổ đã thu được 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, vịt trời thương phẩm cũng chỉ mới bán ở các chợ trên địa bàn huyện, chưa có nguồn tiêu thụ rộng lớn. Đây cũng đang là nỗi băn khoăn cho Tổ hợp tác. Ông Đàm Duy Thanh, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời Hợp Phú chia sẻ: “Mặc dù đã có sự quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng đầu ra của Tổ hợp tác đến thời điểm này vẫn còn rất khó khăn, tuy nhiên, anh em trong Tổ hợp tác rất kỳ vọng vào dự án này. Mong rằng năm sau dự án sẽ vẫn được duy trì tại Quảng Hợp để mở lối thoát cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo”.

Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời Hợp Phú là mô hình mới, giúp nông dân tiếp cận với vật nuôi mới lạ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hứa hẹn nhiều thành công. Đây sẽ là điểm tựa giúp nông dân Quảng Hợp thoát nghèo. Thành công của Tổ hợp tác chăn nuôi vịt trời sẽ là điều kiện làm cơ sở nhân rộng cho nhiều mô hình tổ hợp tác trên địa bàn huyện.

Hoài Thi
(Đài TT-TH Quảng Trạch)

 

,
  • Chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá

    (QBĐT) - Cùng với việc hiện đại hoá đội tàu đánh bắt xa bờ, những năm qua, tỉnh ta đã chú trọng đầu tư, nâng cấp và tổ chức lại hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như tránh trú bão.

    11/08/2018
    .
  • Tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình cá chạch bùn trong ao lót bạt

    (QBĐT) - Năm 2017, mô hình nuôi thử nghiệm cá chạch bùn (cá zét) trong ao lót bạt tại thị xã Ba Đồn, huyện Lệ Thủy đã được hội thảo mô hình đánh giá có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện của địa phương, bước đầu mở ra hướng đi mới cho việc đa dạng hóa đối tượng nuôi nước ngọt của tỉnh.

    10/08/2018
    .
  • Thị xã Ba Đồn nâng tổng diện tích sản xuất tỏi từ 30-35ha

    (QBĐT) - Chiều 9-8, UBND thị xã Ba Đồn tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn sản phẩm tỏi Ba Đồn năm 2018, kế hoạch sản xuất năm 2019.

    10/08/2018
    .
  • Nữ cử nhân "bám làng" khởi nghiệp

    (QBĐT) - Tốt nghiệp đại học nông lâm, từ bỏ nhiều cơ hội việc làm tại các địa phương khác để quay về "bám đất", "bám làng" khởi nghiệp, đó là câu chuyện về Võ Thị Thu Dung...

    10/08/2018
    .
  • Lệ Thủy: Năng suất lúa tái sinh đạt 28 tạ/ha

    (QBĐT) - Vụ hè-thu năm 2018, huyện Lệ Thủy có trên 8.400 ha lúa tái sinh. Đến thời điểm này, huyện đã thu hoạch hơn 7.000 ha, năng suất đạt 28 tạ/ha, tăng 1,47 tạ/ha so với năm 2017.

    10/08/2018
    .
  • Bỏ phố, về quê làm du lịch

    (QBĐT) - Nhiều người nói vợ chồng Bình dại, nhất là khi quyết định bỏ một cuộc sống ổn định mà số đông mơ ước tại TP.Hồ Chí Minh phồn hoa để về quê lập nghiệp.

    10/08/2018
    .
  • Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi

    (QBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 664 công trình thủy lợi; trong đó có 150 hồ chứa các loại, 215 đập dâng, gần 300 trạm bơm nước, trên 2.160km kênh mương (đã kiên cố 1.018km), gần 250km đê các loại, 108 công trình nước sạch nông thôn.

    10/08/2018
    .
  • Hội CCB thị xã Ba Đồn: Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

    (QBĐT) - Thời gian qua, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, phong trào cựu chiến binh (CCB) giúp nhau làm kinh tế trên địa bàn thị xã Ba Đồn ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    10/08/2018
    .