.

Trưởng thành từ những hồi ức tuổi thơ về Đại tướng và quê hương Quảng Bình

.
17:39, Thứ Tư, 18/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - Tôi may mắn được sinh ra ở một miền quê và một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Ngày bé, tôi thường được nghe bố mẹ, ông bà kể về những cuộc đấu tranh gian khổ mà vĩ đại của đất nước buổi còn chìm trong đạn bom khói lửa. Hằng ngày được xem trên truyền hình những thông tin, những thước phim bi tráng về hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và hằng đêm được ru vào giấc ngủ với những giai điệu cách mạng hào hùng của một thời oanh liệt. 
 
Từ đó, mặc dù một đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ đất nước hòa bình, đổi mới và bước đầu hội nhập như tôi chưa thể hiểu nhiều về giai đoạn lịch sử đã lui về dĩ vãng của thế hệ cha ông nhưng sâu thẳm trong tâm thức của tôi đã dần hình thành nên những ấn tượng đầu đời về quê hương và nguồn cội của mình: Quảng Bình quê tôi đã từng là một chiến trường ác liệt, phải hứng chịu nhiều mất mát đau thương, nhưng cũng là nơi sinh ra nhiều người con anh dũng, kiên cường chiến đấu và cống hiến cuộc đời mình vì sự nghiệp giải phóng của đất nước và vì sự bình yên của những nếp nhà quê hương.
Hạnh phúc của tuổi thơ trong ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm quê hương Quảng Bình 29-08-1999.
Hạnh phúc của tuổi thơ trong ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm quê hương Quảng Bình 20-8-1999.
Những câu chuyện kể ấy có lẽ mãi mãi sẽ chỉ là những câu chuyện và là những hình ảnh mường tượng xa xăm hiện lên trong đầu tôi về một thời quá khứ đã qua đi, nếu như không có những lần định mệnh may mắn được gặp gỡ một nhân chứng sống của lịch sử - người anh hùng vĩ đại của dân tộc và của quê hương Quảng Bình - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những câu chuyện tuổi thơ đối với tôi bỗng chốc không chỉ còn là “tai nghe”, mà đã trở thành “mắt thấy”.
 
Tôi vinh dự được gặp Đại tướng không chỉ một lần mà là bốn lần, vào các năm 1999, 2000, 2002 và 2006. Lần gặp đầu tiên vào năm 1999, tôi chỉ mới 4 tuổi. Ba lần gặp đầu tiên diễn ra ở quê nhà, khi đó, tôi vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên và nghịch ngợm, chưa ý thức được rõ rằng người mình đang ngồi cạnh bên là vị tướng huyền thoại vang danh lừng lẫy, chỉ biết ông giản dị, gần gũi, hiền từ với phong thái sáng ngời như ông tiên bước ra từ truyện cổ tích.
 
Cho đến lần gặp năm 2006 trong dịp mừng thọ Đại tướng 95 tuổi tại Hà Nội, lúc đó tôi đã 11 tuổi, đã được học và được biết rõ về Đại tướng, nên tâm thế của tôi khi chuẩn bị cùng gia đình đến chúc thọ ông ở ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu đã hoàn toàn khác những lần trước, vừa háo hức, mong đợi lại vừa có phần hồi hộp, căng thẳng.
 
Buổi gặp mặt hôm đó, có một chi tiết khiến tôi nhớ mãi và không ngừng suy ngẫm sau này, đó chính là lời dặn dò của Đại tướng với chị gái tôi - một sinh viên Sử học - rằng phải tìm hiểu sâu rộng về lịch sử thế giới nhưng là sau khi am tường lịch sử nước nhà. 
 
Cứ như vậy, những câu chuyện lịch sử thiêng liêng gắn liền với những con người làm nên dáng hình quê hương đất nước đã tạo cho tôi những ảnh hưởng sâu sắc, thấm nhuần vào tiềm thức và dần định hình nên quan điểm, lí tưởng sống và con đường phấn đấu của bản thân mà tôi lựa chọn cho đến tận bây giờ.
Kỷ niệm được gặp Đại tướng vào năm 2002 tại Đồng Hới, Quảng Bình.
Kỷ niệm được gặp Đại tướng vào năm 2002 tại Đồng Hới, Quảng Bình.
Là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Ngoại giao học tại Trung Quốc, trong quá trình học tập, rèn luyện những năm qua, tôi ngày càng tự nhận thức rõ mình nên học gì, học để làm gì và học như thế nào để xứng đáng với những nền tảng quý giá mà mình đã vinh dự được truyền thụ, xây đắp và tích lũy từ ngày thơ bé. Lời dặn “phải tìm hiểu lịch sử thế giới - sau khi am tường lịch sử nước nhà” của Đại tướng năm nào giờ đây càng khiến tôi suy nghĩ và trăn trở nhiều hơn. 
 
Đại tướng cũng từng nói: “Việt Nam là một quốc gia - dân tộc đã hình thành từ rất sớm, hàng mấy ngàn năm, có một triết lý sống, một hệ tư tưởng mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần làm chủ đất nước, ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm lớn đối với vận mệnh Tổ quốc.” 
 
Sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hiện đại hóa và đang dần số hóa mạnh mẽ, là một người trẻ đã bước ra thế giới, có cơ hội tiếp xúc và tiếp thu một phần văn minh nhân loại, phải làm sao để vừa học hỏi được tinh hoa tri thức và văn hóa thế giới, vừa đóng góp và xây dựng nền tri thức và văn hóa tiến bộ của đất nước, lại vừa gìn giữ và phát huy những bản sắc riêng biệt vốn có, thể hiện được cốt cách và hào khí Việt Nam trước bạn bè năm châu là một vấn đề không hề đơn giản mà tôi luôn hết sức quan tâm và đang miệt mài dành tâm sức, trí tuệ của mình để đi tìm lời giải…
 
Có lẽ, con đường mà tôi lựa chọn ấy còn rất nhiều chông gai phía trước, cũng đã có những thử thách, những câu hỏi khiến bản thân tôi băn khoăn, trăn trở và phải liên tục tự nhìn nhận lại, song mỗi lần như vậy, những câu chuyện tuổi thơ, những bức ảnh kỷ vật vô giá cùng những hồi ức sống mãi về Đại tướng lại tiếp thêm cho tôi niềm tin, ý chí và sức mạnh, để tôi biết rằng, mình vẫn đang nối bước các bậc cha ông cống hiến những điều dù nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa cho đất nước, cho quê hương trong thời đại mới.
 
Hoàng Thị Hạnh Trang
Thạc sĩ, NCS Tiến sĩ, Đại học Nhân dân Trung Quốc
 
,
  • Lần thăm quê cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    (QBĐT) - Tháng 11-2004, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có chuyến về thăm quê 6 ngày (từ ngày 3 đến 8-11-2004). Tôi có vinh dự của một phóng viên được theo suốt chuyến đi này. Lần thăm quê cuối cùng này của Đại tướng đã để lại trong lòng người dân Quảng Bình tình cảm thân thương, sâu nặng.
     
    17/08/2021
    .
  • Học tập tấm gương đạo đức nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    (QBĐT) - Nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ai ai cũng rất tôn kính và tự hào, đặc biệt, những người đã và đang đứng trên bục giảng lại càng tự hào hơn vì trước khi trở thành Đại tướng, ông đã từng là một thầy giáo. 

    16/08/2021
    .
  • Ba lần gặp Tổng tư lệnh

    (QBĐT) - Với những người làm công tác văn hóa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là anh Văn thân thiết. Còn với những người lính chúng tôi, dù đang mặc áo lính hay đã giải ngũ, ông là vị chỉ huy suốt đời, là "ông tướng huyền thoại". Riêng tôi, không bao giờ quên được kỷ niệm ba lần được gặp Đại tướng.
     
    10/08/2021
    .
  • Vùng đất Quảng Bình qua "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí"

    (QBĐT) - Mang trong mình khát vọng "nhất thống hải vũ", thu giang sơn về một mối, bắt đầu quá trình tái lập vương triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long đã "sai Thượng thư Binh bộ Lê Quang Định kê cứu sách vở, bản đồ cả nước, các thành dinh trấn từ đạo Kinh Sư vào Nam đến Hà Tiên, ra Bắc đến Lạng Sơn" chép thành 10 quyển với tiêu đề "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí". 

    10/08/2021
    .
  • Người lái xe và những kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    (QBĐT) - 10 năm lái xe phục vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là khoảng thời gian quý giá của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Duy Khoa với đầy ắp kỷ niệm về tình đồng hương, đồng chí, đồng đội. Giờ đây, khi nhắc đến những năm tháng không thể quên ấy, ông Khoa lại rưng rưng, xúc động...

    08/08/2021
    .
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Quảng Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp

    (QBĐT) - Thời tiền khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho ông Võ Nguyên Giáp phụ trách các vấn đề quân sự của Đảng. Với cương vị đó, ông đã xây dựng được một đội quân cách mạng để gánh vác nhiệm vụ giải phóng dân tộc. 

    04/08/2021
    .
  • Nhớ những lời chỉ bảo của Đại tướng với quê hương Quảng Bình

    (QBĐT) - Cùng với cán bộ, bộ đội, nhân dân cả tỉnh, cả nước, chúng tôi nghĩ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lòng ngưỡng mộ và kính yêu sâu sắc. Cùng với đó là nhiều ký ức trở về khi đã có một số lần được gặp, làm việc, được tháp tùng, tiếp thu những lời dạy của Đại tướng.

    01/08/2021
    .
  • Long Đại, "lũy thép bờ Bắc" - Ngày ấy, bây giờ…

    (QBĐT) - Bến phà Long Đại nằm trên trục đường chiến lược 15A, bờ bắc thuộc địa phận thôn Long Đại, xã Hiền Ninh; bờ nam thuộc thôn Xuân Dục, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh. Từ năm 1965-1972, bến phà Long Đại được xem là "tọa độ lửa" nơi tuyến đầu của đường Trường Sơn huyền thoại.

    01/08/2021
    .