.

Bộ Y tế: Khẩn cấp không để dịch tay chân miệng bùng phát và kéo dài

.
08:57, Thứ Ba, 02/10/2018 (GMT+7)
Chiều 1-10, Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi sở y tế các tỉnh thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, khống chế không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.
Bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng tại tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)
Bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng tại tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, hiện cả nước đã có hơn 53.500 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phổ, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện.
 
Đáng lưu ý, đến nay đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.
 
Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Đặng Quang Tấn, so với cùng kỳ năm 2017, số trường hợp mắc bệnh trên cả nước giảm 25%, số trường hợp nhập viện giảm 20%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số bệnh nhân mắc tích lũy tăng cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà rịa-Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh, Hà Nội.
 
Ông Tấn cho hay, dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường. Bởi đây là thời điểm học sinh đang tập trung vào năm mới và bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắcxin phòng bệnh.
 
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, khống chế không để dịch bùng bát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh thực hiện tham mưu cho Ủy Ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban ngành phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc thực hiện phòng chống dịch bệnh, trong đó có dịch bệnh tay chân miệng.
 
Sở Y tế các tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo…
 
Các trường học bảo đảm có đủ phương tiện rửa tay, xà phòng và làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày của trẻ bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Các trường phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
 
Đặc biệt, Sở Y tế các tỉnh cần giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh để khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện…
 
Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện cần tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý với các bệnh nhân nặng để hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. 
 
Các cơ sở điều trị thực hiện tốt việc phòng chống lấy nhiễm chéo tại các bệnh viện và trong các cơ sở điều trị, đặc biệt giữa bệnh nhân tay chân miệng với bệnh nhân sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.../.
 
Theo THÙY GIANG (VIETNAM+) 
,
  • Ðường và chế độ ăn khi mang thai

    Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của em bé.

    30/09/2018
    .
  • Nói chuyện chuyên đề nâng cao chất lượng dân số

    (QBĐT) - Vừa qua, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Minh Hóa tổ chức nói chuyện chuyên đề về nâng cao chất lượng dân số tại xã 4 xã Tân Hóa, Trung Hóa, Hồng Hoá, Minh Hóa của huyện Minh Hóa.

    29/09/2018
    .
  • Thêm một vắcxin '5 trong 1' được đăng ký lưu hành tại Việt Nam

    Theo Cục quản lý Dược (Bộ Y tế), hiện nay, đã có thêm một loại vắcxin phòng bệnh kết hợp "5 trong 1" (phòng 5 bện là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b, Hib) được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
     
    28/09/2018
    .
  • TP. Đồng Hới tập trung các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

    (QBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm y tế TP. Đồng Hới, từ đầu tháng 9 đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận 24 ca mắc/nghi mắc sốt xuất huyết, trong đó chủ yếu tập trung ở 4/16 xã, phường trên địa bàn. 

    28/09/2018
    .
  • Bộ trưởng Y tế cam kết xóa bỏ bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030

    Cuộc chiến chống bệnh lao trên toàn thế giới đang thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng, khoảng 13 tỷ USD mỗi năm.
     
    27/09/2018
    .
  • Phát động chiến dịch 'Hãy tôn trọng' về phòng chống tác hại thuốc lá

    Ngày 27-9, Văn phòng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, phối hợp với các đối tác về phòng chống tác hại thuốc lá, phát động chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội trong 3 tháng tới, với tiêu đề "Hãy tôn trọng." 
     
    27/09/2018
    .
  • Vắc xin (IPV) và Combe Five (DPT-VGB-Hib) được đánh giá an toàn, hiệu quả

    (QBĐT) - Việc triển khai tiêm vắc xin bại liệt (IPV) trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và tiêm vắc xin Combe Five (DPT-VGB-Hib) thay thế cho vắc xin Quinvaxem (5 trong 1) theo chương trình của Bộ Y tế đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người dân, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng. 

    27/09/2018
    .
  • Lựa chọn chế độ ăn khi gan nhiễm mỡ

    Có khoảng 20-30% người dân Việt Nam mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Căn bệnh này hiện đang trở thành vấn đề sức khỏe đáng báo động với người dân trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người tỏ ra bi quan khi biết mình mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, nếu có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giữ được sức khỏe ổn định và tránh được tai biến.

    01/10/2018
    .