.

Khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ

.
08:00, Thứ Tư, 01/08/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng năm 2014, nhưng anh Dương Văn Tư (sinh năm 1991), thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy lại quyết định lập nghiệp ngay tại quê hương với một trang trại thỏ quy mô, hiện đại.

Tư tâm sự, sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, cuối cùng, anh chọn nuôi thỏ để khởi nghiệp bởi thị trường vật nuôi này khá ổn định, thỏ lại dễ chăm sóc, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, như: cám, rau, cỏ, lá, thời gian sinh trưởng ngắn (thỏ thịt từ khi sinh ra đến xuất chuồng chỉ từ 3 – 3,5 tháng), khả năng thu hồi vốn nhanh.

Thỏ giốngNewzealand được anh lựa chọn với nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Năm 2014, anh đã đến Sơn Tây (Hà Nội) để học nghề nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm. Sau hơn một tháng học tập, anh trở về quê hương lập nghiệp và bắt tay chuẩn bị xây dựng chuồng trại chăn nuôi thỏ.

Trang trại nuôi thỏ của anh Dương Văn Tư thu lợi nhuận từ 10-15 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm tại chỗ cho 2 lao động địa phương.
Trang trại nuôi thỏ của anh Dương Văn Tư thu lợi nhuận từ 10-15 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm tại chỗ cho 2 lao động địa phương.

Với số vốn 50 triệu vay mượn từ anh em bạn bè , anh mạnh dạn vay thêm ngân hàng 200 triệu để xây dựng 2 trang trại nuôi thỏ với tổng diện tích 300m2. Bằng nghị lực, nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng đầu óc sáng tạo “dám nghĩ dám làm”, đến nay, anh Tư đã là chủ của trang trại thỏ với 1.200 con.

Nhớ lại thời điểm mới khởi nghiệp cách đây 4 năm, anh Tư chia sẻ, tại thời điểm đó, nuôi thỏ vốn là một khái niệm khá xa lạ với người dân quê anh. Lâu nay, việc nuôi thỏ chủ yếu theo hình thức đơn giản nhỏ lẻ cá thể hộ gia đình.

Quyết định mở cả trang trại nuôi thỏ là rất táo bạo bởi toàn xã Xuân Thủy chưa có mô hình nuôi thỏ trang trại nào. Thế nhưng, anhTư đã không quản ngại khó khăn, tích cực tìm hiểu về kĩ thuật nuôi thỏ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Anh đã lặn lội khắp các nhà hàng, quán nhậu để tìm kiếm mối nhập thỏ thương phẩm.

Ban đầu, anh nuôi thử nghiệm 20 cặp thỏ bố mẹ, sau 1 năm, thấy có hiệu quả, anh tăng thêm 100 con. Số lượng thỏ tăng đều qua hàng năm, cho đến thời điểm hiện tại, tổng đàn thỏ đã lên tới 1.200 con (thỏ sinh sản 200 con, còn lại là thỏ thương phẩm).

Anh tâm sự: “Trong quá trình nuôi, nhờ nắm bắt được cơ chế, bệnh tình, chu kỳ sinh sản của thỏ nên tôi đã kiểm soát được 90% dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt ngày càng thấp. Nuôi thỏ dễ mà khó, yêu cầu cao về kĩ thuật nuôi, khâu chọn giống. Chuồng trại phải thoáng mát, sạch sẽ, khử trùng kịp thời; thức ăn bảo đảm... ”.

Với tốc độ sinh sản nhanh, đều, mỗi thỏ mẹ có thể sinh sản từ 7-8 lứa/năm, mỗi lứa từ 6-9 con, trung bình mỗi tháng anh xuất được 1 tấn thỏ thịt có giá từ 85-90.000đ/kg và 2 tạ thỏ giống có giá từ 140-145.000đ/kg.

Sau khi hạch toán trừ chi phí, trang trại thu lợi nhuận từ 10-15 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm tại chỗ cho 2 lao động địa phương. Trang trại thỏ của anh đã cung cấp giống cho bà con trong huyện và các địa phương lân cận (Quảng Ninh, Bố Trạch, TP.Đồng Hới).

Những ai tới mua giống đều được anh hướng dẫn cách làm chuồng trại, cách chăm sóc và truyền đạt những kinh nghiệm mình có được trong thời gian qua. Chính vì vậy, thỏ giống của trang trại anh luôn tìm được đầu ra ổn định. Nói về những dự định tiếp theo, anh Tư chia sẻ, anh sẽ tiếp tục đầu tư vay vốn mở rộng quy mô, giải quyết việc làm cho nhiều lao động phổ thông tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đề, Chủ tịch UBND xã Xuân Thủy cho biết: “Mô hình nuôi thỏ của anh Tư là một trong những mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình tiêu biểu của xã. Tư là người trẻ tuổi, năng động, dám nghĩ dám làm, không những làm giàu cho bản thân mà còn giúp bà con trong thôn, trong xã tìm hướng phát triển kinh tế mới. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ quan tâm khuyến khích, nhân rộng các mô hình trang trại hộ gia đình nhằm cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập của người dân địa phương”.

Trần Mận
(UBND xã Cam Thủy, Lệ Thủy)
 

,
  • Tập trung bảo vệ môi trường tại các khu du lịch

    (QBĐT) - Sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về du lịch, Quảng Bình hiện là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế. Với số lượng khách tham quan ngày càng tăng, công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch đang được tỉnh ta chú trọng thực hiện.

    31/07/2018
    .
  • Đẩy mạnh công tác quản lý ký quỹ cải tạo môi trường

    (QBĐT) - Thực hiện các quy định của Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, thời gian qua, Sở Tài nguyên-Môi trường đã tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với 134 cơ sở...

    31/07/2018
    .
  • Quảng Trạch: Trên 317ha lúa hè-thu bị sâu bệnh

    (QBĐT) - Tính đến cuối tháng 7-2018, toàn huyện có trên 317 ha lúa bị rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn và chuột phá hoại.

    31/07/2018
    .
  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng ước đạt 22,2 tỷ USD

    Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.

    30/07/2018
    .
  • Nước khoáng Bang: Nỗ lực giữ vững niềm tin người tiêu dùng

    (QBĐT) - Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Công ty CP nước khoáng Bang Lệ Thủy (thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ) vẫn luôn nỗ lực cố gắng để đưa thương hiệu nước khoáng Bang đến với người tiêu dùng trong cả nước.

    30/07/2018
    .
  • Tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

    (QBĐT) - Hiện nay, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

    30/07/2018
    .
  • Giải bài toán chuyển đổi cây trồng trên đất cao su

    (QBĐT) - Vùng gò đồi huyện Bố Trạch có tiềm năng và lợi thế để phát triển cây cao su, thời điểm cao nhất diện tích lên tới 11.100/18.220ha diện tích cao su toàn tỉnh.

    29/07/2018
    .
  • Dự án SRDP thực hiện các hợp phần với kinh phí hơn 90 tỷ đồng

    (QBĐT) - Sáng 31-7, Ban quản lý dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai hoạt động những tháng cuối năm 2018.

     

    01/08/2018
    .