.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đặc xá-sửa đổi

.
14:35, Thứ Tư, 08/08/2018 (GMT+7)

Trong sáng 8-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đặc xá (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.

Một buổi lễ trao quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn ở tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)

Một buổi lễ trao quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn ở tỉnh Bình Dương.

(Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung xem xét, thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến quy định về thời điểm đặc xá; đối tượng được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước; điều kiện được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước; các trường hợp không đề nghị đặc xá…

Nhiều ý kiến nhất trí quy định về ba thời điểm đặc xá như dự thảo Luật. Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể về thời gian, tần suất thực hiện đặc xá (3 năm hoặc 5 năm/đợt); đề nghị quy định cụ thể thời điểm đặc xá là ngày Quốc khánh (2-9) hoặc ngày Tết Nguyên đán hoặc ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4).

>> Khai mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, dự thảo Luật của Chính phủ trình đã kế thừa Luật Đặc xá hiện hành, quy định ba thời điểm đặc xá gồm: nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt. Thực tiễn thi hành Luật Đặc xá cho thấy Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá ở cả ba thời điểm nêu trên và không phát sinh vướng mắc về thời điểm đặc xá.

Từ đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ ba thời điểm đặc xá như dự thảo Luật của Chính phủ trình; không quy định thời điểm, tần suất cụ thể thực hiện đặc xá mà giao cho Chủ tịch nước căn cứ các quy định của Luật và tình hình của đất nước ở từng thời kỳ để quyết định thời điểm đặc xá phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

Về đối tượng được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước (Điều 11 dự thảo Luật), một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng xét đặc xá cả với người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, dự thảo Luật của Chính phủ trình đã kế thừa Luật Đặc xá hiện hành, chỉ quy định hai đối tượng được đề nghị đặc xá gồm: người bị kết án phạt tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù và người bị kết án tù chung thân đã được giảm xuống hình phạt tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù. Quy định này chưa thật sự công bằng đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù vì theo quy định của Bộ luật Hình sự, người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là người đang chấp hành án nhưng vì các lý do như: sức khỏe, mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi... nên được tạm đình chỉ chấp hành. Do vậy, nếu họ có đủ điều kiện về thời gian đã chấp hành hình phạt và các điều kiện khác để xét đặc xá mà lại không thuộc đối tượng được đề nghị đặc xá là chưa phù hợp.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng, ngoài hai đối tượng được đề nghị đặc xá như quy định của dự thảo Luật, bổ sung thêm đối tượng là người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (người này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như người đang chấp hành hình phạt tù, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù).

Về ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng xét đặc xá cả với người được hoãn chấp hành hình phạt phạt tù, người đang thi hành án treo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh, theo quy định của Bộ luật Hình sự, người đang được hoãn chấp hành hình phạt tù là người chưa thi hành án. Người đang chấp hành án treo thực chất là được miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Như vậy, những đối tượng này đều ở ngoài xã hội và chưa phải vào trại giam để chấp hành án phạt tù. Nếu quy định người đang được hoãn chấp hành hình phạt tù thuộc đối tượng được đề nghị đặc xá sẽ không đáp ứng các điều kiện về thời gian đã chấp hành án, về ý thức cải tạo và không bảo đảm công bằng với các đối tượng khác.

Bên cạnh đó, với người đang chấp hành án treo, Bộ luật Hình sự đã có quy định giao Tòa án quyết định rút ngắn thời gian thử thách ngoài xã hội đối với họ nếu đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ. Vì vậy, Ủy ban Tư pháp đề nghị không mở rộng đối tượng đặc xá với người đang được hoãn chấp hành hình phạt phạt tù và người đang thi hành án treo.

Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải và một số ý kiến khác đề nghị cần có các công cụ, quy định cụ thể hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đặc xá; giải quyết khiếu nại tố cáo trong công tác đặc xá; việc phát huy vai trò của tổ chức Mặt trận trong giám sát đặc xá…

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giao Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật là Bộ Công an tiếp thu ý kiến tại phiên họp để bổ sung, hoàn thiện dự án luật, sau đó gửi tới các Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục lấy ý kiến đóng góp trước khi trình xin ý kiến Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6 tới.

Theo Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)

,
  • Đồng bào công giáo thi đua yêu nước, sống "Tốt đời, đẹp đạo"

    (QBĐT) - Những năm qua, đồng bào công giáo trong toàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị...

    08/08/2018
    .
  • Khai mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Sáng 8-8, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 26.

    08/08/2018
    .
  • Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    (QBĐT) - Thị uỷ Ba Đồn luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên.

    07/08/2018
    .
  • Khi vai trò của tổ tự quản được phát huy

    (QBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta đã hình thành nhiều tổ tự quản của nhân dân với các mô hình về an ninh trật tự, an toàn giao thông, môi trường, phát triển kinh tế…

    07/08/2018
    .
  • "Dì Sanh Mặt trận"

    (QBĐT) - Đó là cái tên quen thuộc mà người dân xã Đại Trạch (Bố Trạch) thường gọi bà Lê Thị Sanh, Bí thư Đảng bộ bộ phận kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch.

    07/08/2018
    .
  • Hội CCB Hải Ninh: Tham gia xây dựng chính trị cơ sở vững mạnh

    (QBĐT) - Trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh Hải Ninh đã không ngừng phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền...

    07/08/2018
    .
  • Nghị quyết kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII

    (QBĐT) - L.T.S: Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII họp từ ngày 11 đến 13-7. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã thảo luận thông qua các nghị quyết quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của tỉnh năm 2018 và những năm tiếp theo.

    06/08/2018
    .
  • Học tập và làm theo Bác để thoát nghèo

    (QBĐT) - Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác được Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai sâu rộng và làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cán bộ, hội viên nông dân...

    06/08/2018
    .