Gần 98% hộ gia đình trên địa bàn Quảng Bình sử dụng nước hợp vệ sinh

  • 15:42 | Thứ Năm, 21/03/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
QBĐT - Thông tin từ Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn cho biết, ngày 20/3/2024, UBND tỉnh đã có Quyết định số 641/QĐ-UBND về việc công bố Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch (NS) nông thôn tỉnh năm 2023.
Công trình cấp nước sạch cụm xã Ngân Thuỷ-Sơn Thuỷ- thị trấn Nông trường Lệ Ninh (huyện Lệ Thuỷ).
Công trình cấp nước sạch cụm xã Ngân Thủy-Sơn Thủy- thị trấn Nông trường Lệ Ninh (Lệ Thủy).
Theo đó, các chỉ số cụ thể trong Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS nông thôn tỉnh năm 2023, như sau: Chỉ số 1, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh 97,92%; chỉ số 2, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng NS đáp ứng quy chuẩn 61,38%; chỉ số 3, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh 90,25%; chỉ số 4, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng NS đáp ứng quy chuẩn 25,66%.
Công trình nâng cấp, sửa chữa hệ thống tuyến ống cấp nước sạch thôn 1, xã Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) được Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đầu tư theo chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Công trình nâng cấp, sửa chữa hệ thống tuyến ống cấp nước sạch thôn 1, xã Mỹ Trạch (Bố Trạch) góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Chỉ số 5, là chỉ số theo dõi, đánh giá tỷ lệ các công trình cấp nước nông thôn tập trung hoạt động hiệu quả, bền vững có kết quả, như sau: Bền vững 30,8%; tương đối bền vững 17,1%; kém bền vững 37,6%; không hoạt động 14,5%.
 
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan công bố kết quả cập nhật Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS nông thôn tỉnh năm 2023 theo quy định.
Hầu hết người dân khu vực nông thôn đã có nguồn nước hợp vệ sinh để phục vụ sinh hoạt.
Hầu hết người dân khu vực nông thôn đã có nguồn nước hợp vệ sinh để phục vụ sinh hoạt.
Được biết, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 117 công trình cấp nước tập trung, trong đó loại hình bơm dẫn là 62 công trình và tự chảy là 55 công trình. Trong đó, có 31 công trình do cộng đồng quản lý, 41 công trình do hợp tác xã hoặc UBND cấp xã quản lý, 22 công trình do đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, 16 công trình do doanh nghiệp quản lý và 7 công trình thuộc loại hình quản lý khác.
 
Tính theo địa bàn: TP. Đồng Hới có 1 công trình bơm dẫn; TX. Ba Đồn có 4 công trình tự chảy; Minh Hóa 24 công trình (21 tự chảy và 3 bơm dẫn); Tuyên Hóa 22 công trình (8 bơm dẫn và 14 tự chảy); Quảng Trạch 13 công trình (9 bơm dẫn và 4 tự chảy); Bố Trạch 14 công trình tự chảy; Quảng Ninh 25 công trình (13 bơm dẫn và 12 tự chảy) và Lệ Thủy có 14 công trình tự chảy.
A.Tuấn

tin liên quan

Rau bún chua, món ăn dân dã của người Minh Hóa

(QBĐT) - Nhắc đến những món ăn của người Minh Hóa, nhiều người thường nghĩ ngay đến bồi, ốc, tằm, trứng kiến nấu canh chua... những món ăn dân dã, đậm đà đã tạo nên nét đặc trưng ẩm thực riêng có của người dân huyện miền núi. Và bún chua, một món ăn bình dân của người dân nơi đây mà ai đã ăn một lần cũng nhớ mãi.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại

(QBĐT) - Ngày 20/3, UBND tỉnh ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại.

Tặng giấy khen cho người dân phát hiện 20 bánh ma túy dọc bờ biển

(QBĐT) - Chiều nay, 20/3, Đồn Biên phòng Ngư Thủy phối hợp với UBND xã Ngư Thủy Bắc và thôn Tân Hải tổ chức biểu dương, trao tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho ông Võ Văn Hải (SN 1952, trú tại thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc) vì đã có thành tích phát hiện, trình báo 20 bánh ma túy trôi dạt vào bờ biển.