Kỳ vọng năm mới

  • 07:05 | Thứ Ba, 20/02/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Năm 2023 khép lại, dẫu còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh đã đoàn kết, vượt khó đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.
 
15/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
 
Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Phạm Trung Đông cho biết, năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, tình hình kinh tế-xã hội (KT-XH) trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,83%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 10,14%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 12,56% so cùng kỳ; thu nhập bình quân đầu người đạt 58,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo 1,16%; có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia…
Năm 2023, năng suất các loại cây trồng trên địa bàn huyện đạt và vượt so với kế hoạch.
Năm 2023, năng suất các loại cây trồng trên địa bàn huyện đạt và vượt so với kế hoạch.
Trong sản xuất nông nghiệp, năm 2023 là năm trồng trọt được mùa toàn diện với diện tích, năng suất các loại cây trồng đạt và vượt so với kế hoạch. Sản lượng lương thực đạt 50.484 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.339,6 tấn, tổng sản lượng thủy hải sản khai thác và đánh bắt 6.481 tấn, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 63.500 mét khôi.
 
Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá toàn diện, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định và có sự tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 1.300 tỷ đồng, tăng 5,13% so cùng kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, chất lượng các loại hình dịch vụ ngày một nâng lên.
 
Quảng Ninh đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt chú trọng hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, công viên cây xanh. Giao thông đô thị đã cơ bản hình thành mạng lưới, nhiều công trình, hạng mục phát triển KT-XH và phục vụ dân sinh đã được xây dựng hoàn thành, tạo điểm nhấn về cảnh quan đô thị và thuận lợi trong sinh hoạt, sản xuất cho người dân.
Hạ tầng giao thông của huyện Quảng Ninh được đầu tư chỉnh trang.
Hạ tầng giao thông của huyện Quảng Ninh được đầu tư chỉnh trang.
Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được triển khai đồng bộ đã góp phần mở rộng không gian đô thị, thay đổi diện mạo, phát triển KT-XH. Cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng hoàn thiện, tạo động lực phát triển KT-XH của địa phương.
 
Đến nay, huyện Quảng Ninh đã “thay da đổi thịt”, đời sống của người dân được nâng cao, nếp sống văn minh dần hiện hữu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Toàn huyện hiện có 12/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 16 khu dân cư NTM kiểu mẫu; 3 thôn, bản đạt chuẩn NTM ở xã đặc biệt khó khăn; có 22 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao.
 
Những kết quả đạt được năm 2023 là sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các cấp, các ngành và nhân dân, là cơ sở quan trọng để Quảng Ninh phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
 
Tập trung nguồn lực phát triển KT-XH
 
Với phương châm hành động “Kỷ cương, trách nhiệm; chủ động, kịp thời; tăng tốc, sáng tạo; hiệu quả, bền vững”, năm 2024, Quảng Ninh tập trung tận dụng tốt các cơ hội, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển KT-XH. 
Quảng Ninh hướng tới phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Quảng Ninh hướng đến phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Đồng thời, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng; quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng phát triển nhanh thương mại, dịch vụ, công nghiệp; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong phát triển ngành nông nghiệp; phát triển dịch vụ gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, phát triển văn hóa, thể dục thể thao, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững…
 
Năm 2024, Quảng Ninh đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành 17 chỉ tiêu, gồm: Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản tăng 3,5%, giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng tăng 10,5%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 10,5%, thu ngân sách đạt 400 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,9%, giải quyết việc làm mới cho 2.000 lao động…

Theo Bí thư Huyện ủy Quảng Ninh Trần Quốc Tuấn, năm 2024 là năm “nước rút”, “bứt phá”, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, Quảng Ninh sẽ tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội nhằm xây dựng hệ thống hạ tầng KT-XH; tiếp tục triển khai có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia gắn với thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương; đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm và công trình theo chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung chỉ đạo các địa phương hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao, khu dân cư NTM kiểu mẫu; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đất đai, xây dựng, tài nguyên khoáng sản, môi trường, an ninh trật tự; triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện tốt công tác thu ngân sách nhà nước…

Lan Chi

tin liên quan

Tiếp tục công tác tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã

(QBĐT) - Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ HTX trong việc phát triển và thành lập mới, đề xuất các cơ chế chính sách cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên.

Bố Trạch: Một ngư dân trúng mẻ lưới gần 100 con cá bè

(QBĐT) - Sáng nay, 19/2, một ngư dân ở huyện Bố Trạch vừa trúng đậm mẻ lưới với gần 100 con cá bè thu về hàng chục triệu đồng.

Chăm sóc, bảo vệ lúa đông-xuân

(QBĐT) - Ðến nay, các địa phương trong toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa vụ đông-xuân với diện tích 28.960/29.260ha. Riêng ở vùng trũng của hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh còn 300ha chưa gieo cấy. Hiện, lúa vụ đông-xuân trà đầu đang giai đoạn đẻ nhánh, trà chính vụ 4-5 lá, trà muộn 1-2 lá. Nhìn chung, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, thời tiết và các loại dịch hại lúa đang diễn biến phức tạp, nông dân cần chủ động chăm sóc, bảo vệ lúa để có vụ mùa thắng lợi…