Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi

  • 14:14 | Thứ Ba, 09/04/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng nay, 9/4, Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế tại Việt Nam (HAI) tổ chức họp sơ kết dự án “Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071) và tập huấn bổ sung một số nội dung của dự án.
Quang cảnh buổi họp và tập huấn.
Quang cảnh cuộc họp.
Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Dự án được tổ chức HAI hợp tác với Ban đại diện Hội NCT 6 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung ương Hội NCT Việt Nam.
 
Tại Quảng Bình, trong năm 2023, dự án đã thành lập được 10 câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau thuộc huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và TP. Đồng Hới. Sau gần một năm  thành lập và đi vào hoạt động, 10 CLB đã bước đầu đi vào ổn định, tổ chức sinh hoạt định kỳ và triển khai đầy đủ các nội dung hoạt động, đạt được nhiều kết quả.
 
Mỗi CLB đều thành lập được các đội thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi nam và nữ. Một số CLB đã thành lập thêm các đội dân vũ, bóng bàn, đi bộ… Hàng tháng, các CLB tiến hành triển khai hoạt động cân, đo huyết áp, thử tiểu đường cho các thành viên và NCT ngoài cộng đồng. 
Các đại biểu tham dự buổi họp và tập huấn.
Các đại biểu dự họp và tập huấn.
Tại các buổi sinh hoạt và thông qua hệ thống loa truyền thanh tại địa phương, 10/10 CLB đã tổ chức truyền thông về các chủ đề chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, như: Phòng và chữa các bệnh đột quỵ, cao huyết áp, sốt xuất huyết, tiểu đường, dinh dưỡng cho NCT…
 
Về hoạt động tăng thu nhập, mỗi CLB đã thành lập từ 2-3 tổ tăng thu nhập và 5 tình nguyện viên (TNV) phát triển kinh tế; hàng tháng hỗ trợ cho 5 thành viên, hướng dẫn, truyền thông các mô hình sinh kế phù hợp với NCT. Các CLB cũng đã thành lập được đội TNV chăm sóc tại nhà giúp đỡ cho thành viên, NCT, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, bệnh tật trong cộng đồng. Đến nay, 10 CLB đã có 100 TNV. 
Các đại biểu tham dự buổi họp và tập huấn.
Đợt tập huấn diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 9-13/4.
Ngoài ra, đều đặn mỗi tháng một lần, các CLB đều tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, như: Dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa, cây cảnh tại các nhà văn hóa cộng đồng, đường làng nội thôn; tổ chức các hoạt động tự giúp nhau, như: Dặm, gặt lúa, trồng, làm cỏ sắn, ngô, hái tiêu…; hỗ trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoàn cảnh khó khăn đột xuất…
 
Để dự án tiếp tục phát huy hiệu quả, Ban đại diện Hội NCT tỉnh và tổ chức HAI đã tập huấn bổ sung lần 3, tập huấn lần 2 về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc xã hội cho Hội NCT, cán bộ y tế các xã, ban chủ nhiệm các CLB và TNV chăm sóc tại nhà, tập huấn lần 2 cho ban chủ nhiệm CLB, Hội NCT, TNV phát triển kinh tế về các hoạt động tăng thu nhập, kỹ thuật liên quan. Đợt tập huấn diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 9-13/4.
Đ.Vân

tin liên quan

Thúc đẩy di cư an toàn và phòng, chống mua bán người

(QBĐT) - Chiều 8/4, Dự án "Balo di cư", Trường THPT Đào Duy Từ và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Đồng Hới phối hợp tổ chức cuộc thi "Rung chuông vàng-Tìm hiểu kiến thức về di cư an toàn và phòng, chống mua bán người".

Như có mẹ ở bên…

(QBĐT) - Ở nhiều xã biển trên địa bàn tỉnh, số lượng người dân tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) khá lớn. Không ít vợ chồng trẻ ngậm ngùi gửi lại con cho ông bà chăm sóc để nỗ lực mưu sinh nơi xứ người, mong ước một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những đứa trẻ lớn lên trong tình thương của ông bà nội, ngoại và sự đùm bọc, quan tâm của xóm giềng nhưng vẫn thiếu vắng hơi ấm của mẹ, bàn tay chăm sóc của bố. Thấu hiểu hoàn cảnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các xã đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để các cháu luôn như "thấy mẹ ở bên"…

Nỗi lo thiếu lao động nghề cá

(QBĐT) - Tình trạng thiếu lao động nghề biển tại Quảng Bình đã diễn ra từ nhiều năm nay. Do thiếu hụt lao động, nhiều tàu cá trên địa bàn tỉnh phải nằm bờ hoặc chủ tàu phải giảm số lượng lao động trên tàu, dẫn đến tần suất khai thác hải sản giảm sau mỗi chuyến biển.