Quảng Ninh chuyển mình…

  • 08:54 | Thứ Ba, 05/09/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Quảng Ninh đã đạt được thành tựu và kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực, góp phần xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.
 
Kinh tế chuyển dịch đúng hướng
 
Với 8/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, bức tranh kinh tế-xã hội (KT-XH) của xã Vĩnh Ninh (Quảng Ninh) đã có sự chuyển biến hết sức tích cực, bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ngày càng được nâng lên.
 
Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Ninh Trần Công Thượng cho biết, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Vĩnh Ninh lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020-2025, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết nhất trí cao, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Ninh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng và đạt mức tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển; thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Ngành may mặc phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ngành may mặc phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Đến nay, xã Vĩnh Ninh có hai thôn là Lệ Kỳ 3 và Vĩnh Tuy 4 đạt khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiễu mẫu; phấn đấu thôn Vĩnh Tuy 1 sẽ đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu trong năm 2023 và xã Vĩnh Ninh về đích NTM nâng cao năm 2025.
 
Bí thư Huyện uỷ Quảng Ninh Trần Quốc Tuấn cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, Quảng Ninh đã đạt 14/18 chỉ tiêu đề ra, một số chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu nghị quyết. Kinh tế tiếp tục phát triển và chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng bình quân 2,8%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 12,27%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng bình quân 10,2%/năm, thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 42,18%, năm 2022 đạt 672 tỷ đồng.
 
Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá toàn diện, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Toàn huyện hiện có 15 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Kinh tế biển ngày càng phát triển, nuôi trồng thủy sản được chú trọng, diện tích nuôi ổn định với nhiều mô hình đa dạng, như: Nuôi tôm trên cát, nuôi cá thâm canh, nuôi cá lồng trên sông, nuôi hàu thương phẩm…
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hải Ninh.
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hải Ninh.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có. Toàn huyện có 1.404 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho 4.127 lao động, tăng 341 lao động so với đầu nhiệm kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, chất lượng các loại hình dịch vụ ngày một nâng lên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt 3.255 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 10,2%.
 
Giai đoạn 2021-2023, đã có 300 nghìn lượt khách du lịch đến Quảng Ninh; tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch đạt 13%/năm; dịch vụ du lịch đã tạo việc làm cho trên 1.000 lao động, trong đó có 20% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch được qua đào tạo, bồi dưỡng. Quảng Ninh hiện có 24 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 1 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. 

Bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều khởi sắc. Toàn huyện hiện có 12/14 xã đạt NTM, 12 khu dân cư NTM kiểu mẫu. Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm có lợi thế của địa phương ngày càng được đẩy mạnh. Toàn huyện hiện có 18 sản phẩm OCOP, trong đó có 14 sản phẩm đạt 3 sao và 4 sản phẩm đạt 4 sao.

Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được triển khai đồng bộ đã góp phần mở rộng không gian đô thị, thay đổi diện mạo, phát triển KT-XH. Kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp, làm mới; hệ thống giao thông được mở rộng, các công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng ưu tiên đầu tư; hạ tầng đô thị, công nghệ thông tin, cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng hoàn thiện, tạo động lực phát triển KT-XH của địa phương.
 
Tạo đột phá phát triển du lịch
 
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá để tăng trưởng, phát triển bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Ninh đã xây dựng chương trình hành động về phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Trong đó, huyện tập trung xây dựng và định vị thương hiệu du lịch huyện: “Điểm đến hấp dẫn, đặc sắc và thân thiện”, gắn với những hình ảnh độc đáo, mang đậm bản sắc địa phương.
Quảng Ninh hướng tới phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Quảng Ninh hướng tới phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Đến năm 2025, huyện Quảng Ninh trở thành điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, có khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.
 
Huyện đã tập trung các nguồn lực của Trung ương, nguồn vốn từ các dự án, ngân sách địa phương và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Từ năm 2021-2023, huyện đã đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng giao thông trong khu vực núi Thần Đinh, nâng cấp các tuyến đường ven biển Dinh Mười-Hải Ninh, Trường Xuân-Trường Sơn, đường vào khu lăng mộ và đền thờ Nguyễn Hữu Dật, đường vào mộ và nhà thờ Hoàng Kế Viêm, chỉnh trang bãi tắm Hải Ninh…
 
Theo Bí thư Huyện uỷ Quảng Ninh Trần Quốc Tuấn, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện từng bước đạt được những kết quả nổi bật. Tỷ trọng dịch vụ, du lịch tăng khá, các điểm du lịch sinh thái, du dịch tâm linh, như: Núi Thần Đinh, Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn tại bến phà Long Đại, nhà thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, suối Chà Rào-Chà Cùng xã Trường Sơn… đã thu hút được nhiều du khách và trở thành tiềm năng thế mạnh của huyện.
Diện mạo đô thị Quảng Ninh đổi thay từng ngày, theo hướng văn minh hiện đại.
Diện mạo đô thị Quảng Ninh đổi thay từng ngày, theo hướng văn minh hiện đại.
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm đến khảo sát các điểm du lịch sinh thái, trải nghiệm trên địa bàn hai xã Trường Xuân và Trường Sơn. Nhiều dự án được đầu tư và đang khảo sát để đầu tư, như: DIC ở Hải Ninh…
 
Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mới: Du lịch thể thao, du lịch ẩm thực, du lịch khám phá, mạo hiểm...; các điểm du lịch danh thắng, văn hóa, lịch sử cũng được hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả. Du lịch Quảng Ninh mới hình thành nhưng đã dần có điểm nhấn trong ngành Du lịch của tỉnh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong huyện, hình ảnh quê hương con người Quảng Ninh đã được du khách trong và ngoài nước biết đến, dần trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Lan Chi

tin liên quan

Huy động tiền gửi tiết kiệm gần 570 tỷ đồng

(QBĐT) - Cùng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội-Chi nhánh Quảng Bình còn làm tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm.

Chuyện của Rào Nan - Bài 3: Rào Nan ngày mới

(QBĐT) - Đang cao điểm của mùa hạn, nhưng những cánh đồng hạ lưu sông Gianh vẫn xanh mát mắt, hứa hẹn vụ mùa bội thu. Đi qua những thời khắc khó khăn, người dân càng thấu hiểu giá trị to lớn của công trình và tâm huyết của những người có trách nhiệm với quê hương...

Vượt khó làm giàu

(QBĐT) - Sau nhiều năm loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế gia đình, chị Nguyễn Thị Phương, thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh (Quảng Ninh) "bén duyên" với nghề nuôi chim bồ câu. Từ sự cần cù, ham học hỏi, chị đã thành công với mô hình này, đem lại nguồn thu nhập ổn định.