Mức tăng trưởng huy động vốn cao nhất trong nhiều năm gần đây

  • 17:57 | Thứ Ba, 16/01/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Đó là đánh giá tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng Quảng Bình năm 2024, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình tổ chức chiều nay, 16/1. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn.
 Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
Năm 2023, ngành Ngân hàng Quảng Bình đã kịp thời triển khai nhiều chính sách cụ thể, giảm mặt bằng lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh 
 
Đến 31/12/2023, tổng nguồn vốn huy động đạt 66.150 tỷ đồng, tăng 10.302 tỷ đồng so với năm 2022, tương ứng tỷ lệ tăng 18,4%. Đây là năm huy động vốn tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm gần đây. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm nhanh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho SXKD. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát. Đến 31/12/2023, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn còn 0,95%. 
Phó giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh Quảng Bình Lương Hải Lưu phát biểu tại hội nghị.
Phó giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh Quảng Bình Lương Hải Lưu phát biểu tại hội nghị.
Mặt khác, nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng được hệ thống ngân hàng triển khai đồng bộ, quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để bảo đảm cung ứng đủ vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi SXKD.
 
Các chỉ số tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) khả quan, số lượng giao dịch TTKDTM tăng mạnh; các hệ thống thanh toán được vận hành ổn định, thông suốt và an toàn. Ngân hàng là ngành tiên phong trong chuyển đổi số; nhiều sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng đã được số hóa, góp phần hỗ trợ khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí xã hội.  
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
Năm 2023 cũng là năm ngành Ngân hàng đã đánh giá, sắp xếp lại, góp phần lành mạnh thị trường ngoại hối trên địa bàn. 
 
Tuy nhiên, trong năm 2023, hoạt động ngân hàng Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Tăng trưởng tín dụng còn thấp (7,5%); nợ xấu tiềm ẩn vẫn có xu hướng tăng trong thời gian tới; lãi suất cho vay của các TCTD đã giảm đáng kể nhưng lãi suất cho vay của một số đơn vị vẫn còn ở mức cao; công tác triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội chưa hiệu quả; một số ngân hàng còn bị dư luận bức xúc về nghiệp vụ đại lý bảo hiểm nhân thọ và dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp,…
Đại diện lãnh đạo TCTD trên địa bàn nêu lên một số kiến nghị, đề xuất.
Đại diện lãnh đạo các TCTD trên địa bàn nêu lên một số kiến nghị, đề xuất.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về một số tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tập trung xử lý, tháo gỡ trong thời gian tới. 
 
Năm 2024, NHNN Chi nhánh Quảng Bình định hướng mục tiêu: Tín dụng tăng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế; tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1%; tốc độ tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 20%.
Đại diện lãnh đạo TCTD trên địa bàn nêu lên một số kiến nghị, đề xuất.
Đại diện lãnh đạo TCTD trên địa bàn nêu lên một số kiến nghị, đề xuất.
Với những mục tiêu đó, ngành Ngân hàng tỉnh Quảng Bình cũng đã đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trên địa bàn; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.
 
Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh TTKDTM; đảm bảo an toàn hệ thống công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ trên địa bàn,...
 
Hương Lê

tin liên quan

Phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị

(QBĐT) - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp (NN) thông minh, phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cơ cấu lại NN theo hướng thích ứng linh hoạt, an toàn; xây dựng nông thôn mới, cải thiện nâng cao đời sống của nông dân, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường..., đây là mục tiêu mà ngành NN Quảng Bình đặt ra trong năm 2024.

Tết ấm về nơi dãy Giăng Màn!

(QBĐT) - Đến với 4 xã vùng biên Thượng Hóa, Hóa Sơn, Trọng Hóa và Dân Hóa (Minh Hóa), nơi có dãy Giăng Màn, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay, khởi sắc và không khí chuẩn bị đón Tết cổ truyền của đồng bào nơi đây.

Khấm khá nhờ được dạy nghề nâng cao và hỗ trợ khởi nghiệp

(QBĐT)  - Sau khi được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ Nông dân-Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đào tạo nghề nâng cao, tập huấn khởi nghiệp và xây dựng mô hình sau đào tạo nghề, nhiều nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên có cuộc sống khấm khá.