Xem xét tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường vào đầu năm 2024

  • 15:50 | Thứ Tư, 29/11/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Sau phiên bế mạc sáng 29/11, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo công bố kết quả của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
 
Vụ trưởng Vụ Thông tin Hoàng Thị Lan Nhung cho biết, sau 22,5 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng 29/11/2023), Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Quốc hội đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết, cho ý kiến lần 3 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với l8 dự án luật khác.
Toàn cảnh phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Toàn cảnh phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, việc kỳ họp thứ 6 Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) thể hiện sự cẩn trọng, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Đồng thời, việc này cũng bảo đảm các dự án luật bền vững, đặc biệt không xung đột, chồng chéo đối với các văn bản luật khác bởi trong quá trình thảo luận tại Quốc hội còn những ý kiến khác nhau, cần có thời gian xem xét kỹ lưỡng, đánh giá tác động của chính sách. Khi chính sách ban hành rồi nhưng chưa đánh giá tác động kỹ lưỡng thì sau này sửa đổi Luật rất khó.
 
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng thông tin, hiện tại đang xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tổ chức kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024 để xem xét một số nội dung quan trọng về luật pháp cũng như phát triển kinh tế-xã hội.
 
Trả lời báo chí Liên quan luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến 3 lần nhưng hiện nay vẫn còn một số vấn đề còn ý kiến khác nhau và là 3 vấn đề hết sức quan trọng: Can thiệp sớm; kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt các tổ chức tín dụng. Đây là các vấn đề hết sức trọng yếu, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng nói riêng và an toàn tài chính quốc gia nói chung và liên quan việc sử dụng các nguồn lực nhà nước.
 
Về câu hỏi liên quan đến phương pháp định giá đất, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho biết, trong 6 vấn đề lớn cần tiếp tục nghiên cứu để lựa chọn phương án tối ưu, có định giá đất. Đây là nội dung rất phức tạp, dự thảo đang đưa ra nhiều phương pháp, mỗi phương pháp chỉ phù hợp trong mỗi trường hợp nhất định, lựa chọn cuối cùng phải trên cơ  sở vừa giải quyết được vướng mắc hiện nay nhưng cũng phù hợp thực tiễn lâu dài. 
Theo Báo Tin tức

tin liên quan

Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030

(QBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 2454/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP, ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

Quảng Trạch: Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ

(QBĐT) - Việc đổi mới toàn diện, đồng bộ về công tác cán bộ được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng bộ huyện Quảng Trạch đưa vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.

Tuyên Hóa: Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

(QBĐT) - Sáng nay, 29/11, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tuyên Hóa tổ chức hội nghị lần thứ 33 để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, công tác xây dựng Đảng năm 2023 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.