Gắn phát triển công nghiệp văn hóa với quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

  • 14:39 | Thứ Sáu, 22/12/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam". Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà và đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương. 
 
Tại điểm cầu Quảng Bình, đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị cùng sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.  
Đại biểu tại điểm cầu Quảng Bình lắng phát biểu chỉ đạo của Thủ thướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).
 
Giai đoạn 2018-2022, bình quân 5 năm, tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa ước đạt 7,2% năm; năm 2022 có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến các ngành công nghiệp văn hoá.
 
Lực lượng lao động thuộc các ngành công nghiệp văn hóa tăng khá nhanh, bình quân 5 năm, lao động tăng 7,4%/năm, năm 2022 thu hút khoảng 2,3 triệu lao động, chiếm tỷ trọng 4,42% trong tổng lực lượng lao động của nền kinh tế.  
 
Các lĩnh vực, như: Điện ảnh, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh… đều đạt những kết quả quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Việt Nam đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm chủ trì hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm chủ trì hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ những thuận lợi, khó khăn và đóng góp nhiều ý kiến nhằm tiếp tục phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đa số các ý kiến tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng công nghiệp, hiện đại gắn với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
 
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: Các lĩnh vực công nghiệp văn hóa Việt Nam đều có tiềm năng, thế mạnh, giá trị, thị trường và mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, công nghiệp văn hóa chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh của nước ta. Công tác tổ chức thực hiện trong một số ngành, lĩnh vực và nguồn lực đầu tư cho công nghiệp văn hóa chưa hiệu quả, việc đầu tư chưa sát với thực tế. Nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu về số lượng và chất lượng; chưa có chiến lược xúc tiến quảng bá sản phẩm văn hóa mang tầm quốc gia, quốc tế…
 
Để phát triển công nghiệp văn hóa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần có sự phối hợp, sự vào cuộc đồng bộ trong các hoạt động, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hoàn thiện thể chế và lựa chọn một số lĩnh vực đặc trưng có nhiều chất liệu để sáng tạo, tôn vinh văn hóa Việt Nam... 
Nh.V

tin liên quan

Vườn xưa

(QBĐT) - Con nhớ hoài lời mẹ 
mẹ sẽ về quê thăm mảnh vườn mùa này e chừng cỏ mọc
dây trầu vào hạ thiếu nước héo khô

Giới thiệu hơn 200 hình ảnh, tài liệu về "Trẻ em-mầm non đất nước"

Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, hơn 200 hình ảnh, tài liệu sẽ được giới thiệu tại trưng bày chuyên đề "Trẻ em - Mầm non đất nước", diễn ra từ 21/12/2023 đến 20/4/2024.

Cánh ong vàng và bông hoa buổi sáng

(QBĐT) - Trong trảng cát tinh khôi nhú lên bông hoa bài ca buổi sáng
tôi thấy cặp môi ửng chín háo hức