icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Những dấu ấn nổi bật trên hành trình chinh phục Mặt Trăng

  • 07:11 | Thứ Sáu, 23/02/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngày 3/2/1966, tàu đổ bộ Luna 9 của Liên Xô hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng. Đây là thiết bị thám hiểm đầu tiên của con người hạ cánh mềm thành công xuống một thiên thể khác.
Tên lửa Falcon 9 mang theo tàu đổ bộ Odysseus được phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 15/2/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tên lửa Falcon 9 mang theo tàu đổ bộ Odysseus được phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 15/2/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tàu đổ bộ Odysseus do công ty tư nhân Intuitive Machines (Mỹ) dự kiến đáp xuống Mặt Trăng ngày 22/2. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ hiện diện trở lại Mặt Trăng sau hơn 50 năm và là dấu ấn đầu tiên trong lịch sử khi tàu của một đơn vị tư nhân phát triển hạ cánh trên Mặt Trăng.
 
Điểm lại một số sự kiện đáng chú ý trong công cuộc nghiên cứu, khám phá Mặt Trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
 
Ngày 3/2/1966, tàu đổ bộ Luna 9 của Liên Xô hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng. Đây là thiết bị thám hiểm đầu tiên của con người hạ cánh mềm thành công xuống một thiên thể khác.
 
Được trang bị máy dò bức xạ và camera góc rộng, Luna 9 đã gửi những hình ảnh đầu tiên từ bề mặt Mặt Trăng về Trái Đất. Tàu đổ bộ này hoạt động trên Mặt Trăng cho đến khi hết năng lượng vào ngày 6/2/1966.
 
Dự án tàu không gian Apollo của Mỹ, với kinh phí 300 tỷ USD, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ, khi lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng.
 
Trong thời gian từ năm 1969-1972, dự án này đã đưa tổng cộng 6 tàu vũ trụ cùng 12 phi hành gia vào quỹ đạo không gian và có thời điểm tuyển dụng tới 400.000 người.
 
Ngày 20/7/1969, thế giới chứng kiến cuộc đổ bộ lịch sử của 3 phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) trên tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng, thực hiện “bước tiến vĩ đại của loài người."
 
Hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên ghi dấu bước chân loài người trên Mặt Trăng, trong khi Michael Collins đảm trách nhiệm vụ ngồi bên trong điều khiển hệ thống tàu Apollo 11.
 
Sau 2 chuyến đưa người thăm dò và khảo sát lên Mặt Trăng thành công (tàu vũ trụ Apollo 11 và Apollo 12), Mỹ tiếp tục tiến hành chuyến thăm dò thứ ba khi phóng tàu Apollo 13 lên Mặt Trăng.
 
Phi thuyền được phóng ngày 11/4/1970 từ trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida. Tuy nhiên, cuộc đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng đã thất bại khi thùng chứa oxy phát nổ. Ba phi hành gia sống sót sau khi thoát khỏi module Mặt Trăng và quay về Trái Đất bằng phi thuyền chính.
 
Với sứ mệnh Hằng Nga-3, Trung Quốc đã đạt được bước tiến đầu tiên trong việc hạ cánh xuống Mặt Trăng. Tàu tự hành Thỏ Ngọc thuộc sứ mệnh Hằng Nga-3 đáp xuống Mặt Trăng ngày 15/12/2013, là tàu vũ trụ đầu tiên trong 37 năm hạ cánh mềm trên Mặt Trăng kể từ khi Liên Xô phóng tàu Luna 24 năm 1976.
 
Tiếp đó, năm 2019, tàu Hằng Nga 4 hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng (là nửa Mặt Trăng không bao giờ được nhìn thấy từ Trái Đất). Đây là bước tiến lớn của Trung Quốc trên con đường chinh phục vũ trụ và là sự kiện đi vào lịch sử vũ trụ thế giới khi lần đầu tiên một tàu thăm dò hạ cánh xuống phần tối của hành tinh này.
 
Năm 2020, tàu Hằng Nga 5 đáp xuống Mặt Trăng và lấy mẫu đất đá mang về Trái Đất. Đây là lần đầu tiên sau 44 năm mẫu vật Mặt Trăng được mang về thành công. Trung Quốc đang hướng đến mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030.
 
Ấn Độ là một trong những nước mới nhất tham gia cuộc đua chinh phục Mặt Trăng. Tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng vào tháng 8/2023, đánh dấu bước tiến lịch sử của ngành vũ trụ Ấn Độ.
 
Sau Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô, Ấn Độ là quốc gia thứ 4 trên thế giới đưa tàu đáp xuống Mặt Trăng, nhưng là quốc gia đầu tiên có tàu thám hiểm hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng.
Theo (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Kính viễn vọng James Webb ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp về 19 thiên hà xoắn ốc

Trong số 19 thiên hà, thiên hà gần Trái Đất nhất có tên là NGC5068 - cách Trái Đất khoảng 15 triệu năm ánh sáng, trong khi thiên hà xa nhất là NGC1365 - cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng.

Bổ sung 4 nền tảng số quốc gia phục vụ Chuyển đổi Số Việt Nam

Với 4 nền tảng được bổ sung, tổng số danh mục nền tảng số quốc gia phục vụ Chuyển đổi Số, phát triển Chính phủ Số, Kinh tế Số, Xã hội Số gồm 38 nền tảng.

Lý giải về việc sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, 8 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết

Theo Lịch Vạn niên, năm 2024 có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch.